Nuôi gà bằng thức ăn ủ chua thu nhập 500 triệu đồng/năm

(Baonghean.vn) - Đó là mô hình của gia đình ông Nguyễn Hữu Đại ở thôn 4 xã Tường Sơn (Anh Sơn). Từ nuôi gà bằng thức ăn ủ chua đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. 

Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là khu chăn nuôi của gia đình ông Đại rất sạch sẽ, hệ thống máng ăn của gà và nước uống được bố trí một cách khoa học. Trên diện tích hơn 3 ha, ông bố trí 6 dãy chuồng, với tổng diện tích chuồng nuôi 700 m2, trong đó 4 dãy chuồng nuôi gà thịt, 1 chuồng nuôi gà đẻ trứng và 1 chuồng chuyên ươm gà con.

1
 Dùng phương pháp ủ chua nên đàn gà của gia đình ông Đại phát triển tốt, chất lượng thịt thơm ngon. 

Mỗi năm gia đình ông luân phiên 3 lứa gà cỏ, mỗi lứa nuôi khoảng 2.500 con. Trước đây nuôi gà theo cách truyền thống thường xảy ra dịch bệnh, nên năm 2014 qua tìm hiểu sách báo, ông đã dùng men sinh học hoạt tính được làm từ các loại thảo dược dùng để ủ thức ăn sử dụng cho gia súc, gia cầm.

Theo đó, ông lấy 200 gam men vi sinh trộn với khoảng 20 đến 30 kg sắn tươi được nghiền nhỏ, sau đó ủ trong bể xi măng hoặc túi ni lông, sau 15 ngày đến khi có mùi chua là vật nuôi dùng được. Từ khi sử dụng thức ăn ủ chua, đàn gà của gia đình ông Đại ít mắc bệnh, tăng trọng nhanh, độ đồng đều cao, vấn đề môi trường được giải quyết một cách cơ bản, mùi hôi thối không còn, tỷ lệ hao hụt giảm còn 2%.

Ông Đại chia sẻ: “Thức ăn ủ chua này được dùng kết hợp với rau xanh, cám ngô, cám gạo. Từ khi áp dụng phương pháp này thì đàn gà của gia đình tôi giảm được các bệnh về đường ruột và hô hấp nên gà hấp thụ chất dinh dưỡng tốt, đàn gà phát triển nhanh, chất lượng thịt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt là giảm được chi phí đầu tư, vì thế lợi nhuận cao hơn so với nuôi gà truyền thống trên 30%. Trung bình mỗi năm tôi xuất bán hơn 7 tấn gà thịt, thu về trên 500 triệu đồng”.

Bên cạnh dùng phương pháp ủ chua thức ăn cho đàn gà thì hiện nay ông Đại đang áp dụng phương pháp này để ủ chua các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho đàn bò và bước đầu mang lại hiệu quả.

1
Thức ăn ủ chua này được dùng kết hợp với rau xanh, cám ngô, cám gạo.

Nuôi gà bằng thức ăn ủ chua của gia đình ông Nguyễn Hữu Đại là một mô hình kinh tế hiệu quả đang được chính quyền địa phương tổ chức cho người dân học tập, tham quan để nhân rộng. Việc xây dựng mô hình này rất phù hợp với phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Đồng thời sẽ đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm./.

                                                          Lê Na

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.