Đô Lương: Cả xã trồng mía giải khát

(Baonghean.vn) - Nắm bắt được nhu cầu thị trường nước giải khát về mùa hè, nhiều nông dân xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương trồng mía trong vườn nhà để phục vụ hàng giải khát.

Mía giải khát được trồng trên đất cao cưởng ở Giang Sơn Đông
Mía giải khát được trồng tại 19/19 xóm của xã Giang Sơn Đông

Nhận thấy nhu cầu mía cây phục vụ cho việc ép làm nước mía giải khát khá lớn, vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân tại 19/19 xóm của xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương đã đưa cây mía vào trồng trong vườn nhà.

Gia đình chị Hồ Thị Giang, xóm Thị Tứ xã Giang Sơn Đông đã đưa cây mía vào trồng trong toàn bộ diện tích 2 sào vườn của gia đình cách đây vài năm. Năm đầu tiên thu hoạch bán mía cây được 20 triệu đồng, chị tiếp tục mở rộng diện tích ra ngoài đồng. Vụ mía năm nay chị có 5 sào cho thu hoạch, dự kiến thu về 50 triệu đồng từ tiền bán mía cây.

Chị Giang cho biết: "Trồng mía đầu tư ban đầu hết khoảng 5 triệu đồng mỗi sào để mua giống, phân bón và tre, giây kẽm để làm giàn chống gãy đổ. Từ năm thứ 2 chỉ cần đầu tư tiền phân bón khoảng 500 ngàn đồng/ sào và công bỏ ra để chăm sóc là có thu hoạch. Năm nay gia đình tôi tiếp tục trồng mới thêm 2 sào mía nữa để có thêm thu nhập."

chị...
Ngoài bán cây mía, mỗi năm chị Hồ Thị Giang còn bán được trên 2 triệu đồng từ bán ngọn mía giống

Gia đình chị Nguyễn Thị Hòa xóm Nguyễn Tạo xã Giang Sơn Đông trồng chưa đầy 300 m2 mía nhưng mỗi năm thu được 3 - 4 triệu đồng từ bán mía cây cho các điểm bán nước mía giải khát.  

So với trồng lúa thì trồng mía hiệu quả hơn rất nhiều lần mà không lo hạn hán, lụt lội vì mía có khả năng chịu hạn, chịu lụt tốt hơn cây lúa và cây hoa màu ngắn ngày khác.

Người dân xã Giang Sơn Đông trồng mía giải khát trên đất cáo cưỡng
Người dân xã Giang Sơn Đông trồng mía giải khát trên đất cáo cưỡng

Được biết, xã Giang Sơn Đông hiện có khoảng trên 30 ha mía giải khát, trồng tại 19/19 xóm. Đa phần diện tích mía được trồng trên đất cao cưỡng trồng màu kém hiệu quả. Trồng mía giải khát, bà con nông dân thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng/ sào/năm. Phong trào trồng mía phát triển nhiều hộ gia đình ngoài tiền bán mía cây còn thu được từ 2 - 2,5 triệu đồng tiền bán ngọn mía để làm giống. 

 Thanh Tâm

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.