Dệt may Việt Nam thời TPP: Làm gì để không "trèo cột mỡ" hái quả?

Dệt may Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, trong khi đó để hưởng lợi thuế suất từ TPP, phải có nguồn nguyên liệu nội TPP.

Theo Bộ Công Thương, dệt may Việt Nam được coi là lợi ích cốt lõi khi gia nhập Hiệp định TPP, tuy nhiên ngành dệt may đang phải đối mặt với thách thức lớn về chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Doanh nghiệp nội “lực bất tòng tâm”

Theo quy định của Hiệp định TPP, hàng hóa nếu muốn được hưởng thuế suất ưu đãi phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định này. Đối với dệt may, quy tắc xuất xứ chủ đạo là “từ sợi trở đi”, nghĩa là toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm và may quần áo phải được thực hiện trong phạm vi các nước tham gia TPP.

Quy định này, theo TS. Trần Thị Minh Hương (Đại học Kinh tế Quốc dân), là “khuyến khích ngành công nghiệp dệt may Việt Nam phát triển hơn, đầu tư phát triển ngành sợi, vải, tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng trong khối các nước TPP”.

Dệt may VN được đánh giá có nhiều cơ hội hưởng lợi từ TPP
Dệt may VN được đánh giá có nhiều cơ hội hưởng lợi từ TPP

Tuy nhiên hiện nay, dệt may trong nước đang phải nhập khẩu 60% nguyên liệu của Trung Quốc. Trong nước chỉ sản xuất được 40% nguyên liệu nhưng chủ yếu là hàng dệt kim, công nghệ đơn giản. Đối với dệt thoi thì từ 70 đến 80% là nhập khẩu.

Trước thực trạng này, Bộ Công Thương nhìn nhận: Nhận thức rõ cơ hội khi gia nhập TPP nếu đảm bảo đủ điều kiện xuất xứ nguyên liệu, tuy nhiên DN trong nước gần như “lực bất tòng tâm” vì đầu tư sản xuất nguyên liệu đòi hỏi số vốn lớn. Để đầu tư một nhà máy dệt, nhuộm cần phải có hàng chục triệu USD, việc này quá khả năng của các DN vừa và nhỏ trong ngành dệt may.

Làm gia công, không quyết được nguyên liệu sản xuất

Về nguyên nhân ngành dệt may nhập khẩu nguyên liệu kéo dài, Bộ Công Thương lý giải do doanh nghiệp (DN) Việt Nam chủ yếu là gia công hoặc là sản xuất theo chỉ định của các DN nước ngoài nên không thể quyết định nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, phần lớn DN trong nước còn sử dụng công nghệ lạc hậu, mẫu mã nghèo nàn, chất lượng sản phẩm không đáp ứng nhu cầu khách hàng nên không thể cạnh tranh.

 

Trước thực trạng trên, các chuyên gia cho rằng, để giải bài toán về xuất xứ nguyên liệu trong TPP các DN trong ngành dệt may phải phối hợp với nhau. DN xuất khẩu phải chủ động tìm đến DN sản xuất nguyên liệu nhằm giảm tối đa tình trạng nhập khẩu. Đây chính là hình thức vừa đảm bảo quy tắc xuất xứ nguyên liệu, vừa đảm bảo tính cạnh tranh về giá cả.

Tuy nhiên, thực tế thì, theo TS. Trần Thị Minh Hương, mối liên kết trong nội bộ ngành từ sợi – dệt nhuộm- may còn yếu. Chuỗi giá trị của ngành dệt may bao gồm 5 công đoạn cơ bản: cung cấp sản phẩm thô (sợi, chỉ sợi, vải), may hoàn thiện, xuất khẩu, marketing và phân phối. Trong chuỗi giá trị này, dệt may Việt Nam chủ yếu hoạt động ở công đoạn may là công đoạn được đánh giá có giá trị gia tăng thấp nhất.

Cẩn trọng lọc vốn FDI vào dệt may

Muốn hưởng lợi từ TPP, TS. Trần Thị Minh Hương khuyến nghị Nhà nước ta cần xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may, trong đó không nên dừng ở hình thức gia công mà cần nỗ lực chuyển sang các hình thức sản xuất và xuất khẩu khác, tham gia nhiều hơn vào marketing và phân phối sẽ tạo giá trị gia tăng nhiều hơn.

Cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành dệt may, như: phát triển vùng nguyên liệu trong nước; ưu đãi thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp phụ trợ, sợi, dệt, nhuộm (ưu đãi quỹ đất, giá thuê đất, tín dụng lãi suất thấp); cẩn trọng thu hút FDI trong lĩnh vực dệt may; khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trọng gói từ thiết kế đến thành phẩm.

Bản thân doanh nghiệp cũng cần chủ động, kịp thời nắm bắt các thông tin thị trường, quy định của TPP, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp cần tham gia sâu hơn vào khâu bán hàng và phân phối trong chuỗi giá trị ngành. Đặc biệt, cần làm chủ thiết kế thời trang để xây dựng thương hiệu sản phẩm dệt may Việt Nam.

Đồng thời, cần chú trọng đào tạo nhân lực, cải thiện công nghệ, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nâng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đặc biệt, các doanh nghiệp trong ngành cần nâng cao mối liên kết, sử dụng sản phẩm của nhau tạo thành chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn.../.

Theo VOV

tin mới

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.