Nông dân Nghệ An tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chống hạn

(Baonghean) - Trước dự báo năm 2016 hạn hán gay gắt trên địa bàn Nghệ An, ngay từ đầu vụ xuân các địa phương đã chủ động tiết kiệm nước, chăm sóc lúa...

 Vụ xuân 2016 huyện Anh Sơn gieo cấy 3.300 ha lúa, trong đó 500 ha vùng không chủ động nước có nguy cơ bị hạn ở giai đoạn lúa trổ bông. Hiện tình hình nguồn nước tưới trên địa bàn đang xuống thấp. Huyện Anh Sơn có 11 công trình, trong đó 5 hồ chứa nước và 6 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 12/21 xã, thị trấn.

Bên cạnh đó nguồn nước các trạm bơm đặt ven bờ Sông Lam (Tường Sơn, Thạch Sơn, Lĩnh Sơn) từ khi bước vào sản xuất vụ xuân đến nay diễn biến mực nước tại bể hút các trạm bơm lên xuống thất thường phụ thuộc vào nguồn xả của các nhà máy thủy điện.

ảnh 1
Công ty TNHH 1TV Thủy lợi Tây Nam bơm nước chống hạn tại hồ Đồng Quan xã Lạng Sơn (Anh Sơn).

 Ông Lê Văn Đàn, Giám đốc Công ty TNHH 1TV Thủy lợi Tây Nam cho biết: "Để chủ động đối phó tình hình, công ty đã tham mưu với các địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý. Ngoài ra, lập kế hoạch khắc phục sửa chữa các máy bơm dầu dã chiến. Riêng các hồ chứa Ruộng Xối, Đồng Quan đã liên hệ với địa phương khôi phục, sửa chữa các máy bơm chống hạn của các xã theo tinh thần chỉ đạo chống hạn của UBND huyện Anh Sơn."

ảnh 2
Mực nước tại hồ Ruộng Xối xã Vĩnh Sơn (Anh Sơn) hiện chỉ đạt 31% dung tích thiết kế, khả năng tưới đủ đợt lúa làm đòng.

Ông Nguyễn Văn Minh, Phó phòng nông nghiệp huyện Anh Sơn cho biết: "Để ứng phó với tình hình hạn hán trên địa bàn, ngành nông nghiệp huyện liên tục tổ chức bổ cứu sản xuất, kiểm tra rà soát tất cả những vùng lúa trổ khả năng bị hạn để bổ cứu quy trình chăm sóc sát với từng vùng, từng loại giống. Tuyên truyền cho nhân dân tập trung chăm sóc để lúa sinh trưởng phát triển nhanh kịp trổ bông trong cuối tháng 4 nhằm tránh thời kỳ lúa trổ gặp hạn ảnh hưởng đến năng suất, làm sao để lúa trổ càng sớm càng tốt.

Giai đoạn này bà con tích cực chăm sóc để từ ngày 20 - 30/3 lúa làm đòng, và 20 - 30/4 lúa trổ thì sẽ an toàn. Đối với những vùng có nước tưới, tích cực tu bổ kênh mương chủ động tưới, vừa tiết kiệm nước vừa đảm bảo sinh trưởng của cây trồng. 

ảnh 3
Xã Vĩnh Sơn đề nghị huyện Anh Sơn hỗ trợ khôi phục lại trạm bơm trên địa bàn để bơm nước từ Sông Lam chống hạn.

Năm 2016 được dự báo tình hình hạn hán diễn ra căng thẳng, ngành nông nghiệp huyện Đô Lương đã phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ xuân. Đồng thời tăng cường hướng dẫn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, đưa các giống mới, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, hạn hán để khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng tránh hạn.

Ông Trần Doãn Hùng, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện chia sẻ: Chúng tôi tiến hành rà soát, phân loại những diện tích đất ruộng sản xuất lúa nước kém hiệu quả do thiếu hụt nước, xa công trình thủy lợi, để lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với từng vùng và cho năng suất cao đưa vào canh tác nhằm tránh hạn và đảm bảo hiệu quả thu hoạch trên đơn vị diện tích.

Cụ thể, toàn huyện đã chuyển gần 600 ha lúa cấy cưỡng sang các giống cây trồng cạn để giảm lượng nước tưới. Đồng thời chỉ đạo tưới tiết kiệm nước ngay từ đầu vụ và hướng dẫn bà con nông dân tăng cường chăm bón để thúc đẩy lúa trổ kịp thời vụ.

 Hiện, tranh thủ thời tiết thuận lợi bà con các địa phương trong tỉnh đang tích cực xuống đồng chăm sóc lúa xuân nhằm thúc đẩy lúa trổ sớm, tránh thời điểm lúa trổ gặp hạn gay gắt, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng thu hoạch.

                                                                                         Quỳnh Lan

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.