Lao đao nghề mây tre đan

(Baonghean.vn) - Đến nay, Nghệ An có 44 làng nghề mây tre đan được UBND tỉnh công nhận với 3.700 lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hiện nay chỉ còn hơn 20 làng thực hoạt động với khoảng 1.000 lao động.

Thời kỳ hoàng kim (năm 2008 về trước), mây tre đan có gần 40 làng, thu hút khoảng 4.000 lao động. Và hiện nay, theo tổng hợp từ Liên minh HTX, trên địa bàn Nghệ An có 44 làng nghề MTĐ nhưng theo tìm hiểu của PV, rất nhiều làng “hữu danh vô thực”, thực tế không còn hoạt động. Theo ông Thái Đại Phong – chủ doanh nghiệp xuất khẩu MTĐ  lớn của tỉnh, số làng thực hoạt động cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp là 19 làng với khoảng 500 lao động, trong đó, làng sử dụng nhiều nhất là 100 lao động, có làng chỉ còn 10 lao động.

Nhiều làng nghề mây tre đan đang dần mai một - Đồ họa: Tuấn Vũ

Nhiều năm liền, làng nghề MTĐ Sơn Mỹ (Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu) và làng nghề MTĐ Bắc Vực (Đô Thành, Yên Thành ) ngừng hoạt động. Diễn Châu có 20 làng nghề, trong đó có 3 làng nghề mây tre đan và cả 3 làng nghề này hiện nay hoạt động cầm chừng, thậm chí bị dừng lại. Nghi Phong (Nghi Lộc) có 2 làng nhưng đến nay cả 2 đều ngừng; Nghi Thái có 11 làng nhưng cũng trong cảnh “chết lâm sàng”, chỉ còn 2 làng còn duy trì...

1
Bà Đặng Thị Xuân ở xóm Thái Hòa (Nghi Thái, Nghi Lộc) năm nay ngoài 60 nhưng đã có trên 40 năm theo nghề mây tre đan. Bà biết đan năm 12 tuổi. Bà cho biết, mỗi ngày tích cực làm cũng được 50-70.000 đồng. Những người có sức khỏe đều có nghề, ít làm phụ hồ cũng được trả công 200-250.000 đồng/ngày. Tôi sức khỏe yếu, mắt kém, ruộng vườn cũng ít nên mới phải theo bám thôi.

Đến làng nghề MTĐ Thái Hòa (Nghi Thái, Nghi Lộc), chúng tôi được ông Doãn Hữu Sửu- người phụ trách làng nghề cho hay, thời điểm 2005 gần như 100% hộ nào cũng làm nghề tuy nhiên đến nay chỉ còn duy nhất 1 hộ đan hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp, một vài hộ đan hàng truyền thống. Sản phẩm mây tre đan xuất khẩu như: giỏ mây đựng hoa quả, ghế mây... một thời thế hệ các ông thức ngủ cùng nó đã trở nên xa lạ với người dân Thái Hòa nói riêng và xã Nghi Thái nói chung.

1
Nghề đan đối với ông Sửu, bà Trường ở Nghi Thái, Nghi Lộc giờ chỉ còn là hoài niệm

Còn tại huyện Diễn Châu, ông Lê Hồng Nghệ- Chủ tịch UBND xã Diễn Trường cho biết: “Trên địa bàn hiện có 2 làng nghề: mây tre đan xuất khẩu Quyết Thắng và nghề đan lát truyền thống. Tuy nhiên, cả 2 làng nghề này hiện nay đang hoạt động cầm chừng, thậm chí không hoạt động. Nguyên nhân là do không có đầu ra bao tiêu sản phẩm, ngày công thấp nên bà con không ai mặn mà với nghề mây tre đan”.

Công ty TNHH Đức Phong chuyên sản xuất  các sản phẩm đèn lồng, hộp gia dụng, là đầu mối thu gom sản phẩm của các làng nghề MTĐ trên địa bàn tỉnh. Ông Thái Đại Phong – Giám đốc công ty thừa nhận, hàng năm, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp khá lớn, quý 1/2016 kim ngạch đạt 200.000 USD sản phẩm chủ yếu là đèn lồng, hộp quà tặng xuất sang Bỉ, Đức, Chi Lê, Pháp, Tập đoàn IKEA- Thụy Điển. Vì thiếu lao động, có nhiều đơn hàng doanh nghiệp không đáp ứng kịp, không dám nhận.

3
Huyện Quỳnh Lưu hiện có 28 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong  đó, mây tre đan có 14 làng, chiếm 50% tổng số làng nghề trên địa bàn. Trong số các làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện, làng nghề mây tre đan Đồng Văn ( Quỳnh Diễn) - làng nghề được xem là “của hiếm” hoạt động hiệu quả hiện nay của tỉnh. Ảnh: Việt Hùng

Ông Phong cũng cho biết, cạnh tranh lao động giữa làng nghề truyền thống với các nhà máy xí nghiệp trên địa bàn, trong khi thu nhập từ nghề thấp là lý do nhiều thanh niên không mặn mà với nghề. Hiện nay các làng nghề chủ yếu người già, còn thanh niên thì không theo nghề. Những tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ đã khiến nhiều làng nghề truyền thống, nghề MTĐ rơi vào tình trạng lao đao, nhiều làng chỉ lưu truyền tiếng cũ. 

Làng nghề MTĐ mai một là xu hướng tất yếu khi bước vào ngưỡng cửa thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, trong khi nhiều làng nghề lao đao, thì làng nghề MTĐ Đồng Văn (Quỳnh Diễn, Quỳnh Lưu) vẫn duy trì, phát triển cho thấy làng nghề vẫn cơ sở phát triển. Sự mai một của làng nghề truyền thống cũng được coi là phép thử, để những làng nghề thực sự có giải pháp tốt tồn tại và phát triển.

Thu Huyền

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.