TPP giúp Việt Nam phát triển mạnh

 Theo một nghiên cứu chi tiết ban đầu, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia sẽ là những nước nhận nhiều lợi ích nhất từ một hiệp định thương mại Thái Bình Dương ký hồi tháng 10 năm ngoái. Việt 
 

Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ TPP. Ảnh: AP

Quan chức đến từ 12 quốc gia đã đồng ý loại bỏ hầu hết thuế quan theo thời gian và các rào cản khác đối với thương mại cũng như thiết lập các quy tắc thương mại thống nhất, từ bằng sáng chế thuốc đến tiêu chuẩn môi trường lao động. Các quốc gia đã ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm ngoái, nhưng nó không thể có hiệu lực nếu Quốc hội Mỹ và quốc hội của các quốc gia khác trong khối thông qua.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, nếu thoả thuận này đi vào hoạt động, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% vào năm 2030, đặc biệt là ngành công nghiệp dệt may. Mức tăng trưởng kinh tế của Nhật là 2,7% vào năm 2030 trong khi Mỹ là 0,4%.
Nền kinh tế Malaysia sẽ tăng trưởng 8% và lĩnh vực xuất khẩu của nước này sẽ có nhiều lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh trong khu vực mà không thuộc thành viên của hiệp định như Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Mỹ, Canada và Mexico nhận lợi ích nhỏ hơn bởi họ đã mở cửa đường biên giới từ 2 thập kỷ trước với Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
Theo nghiên cứu được xây dựng trên một mô phỏng của Viện Kinh tế Quốc tế Perterson, Mỹ hưởng lợi từ việc dỡ bỏ các rào cản đối với ngành dịch vụ và xuất khẩu điện tử tới Nhật và các nước khác. Nhìn chung, tăng trưởng kinh tế của khu vực TPP sẽ tăng 1,1%.
“Mức giảm thuế quan mà chúng tôi thấy trong hiệp định lớn hơn so với dự đoán của người dân, bao gồm chúng tôi”, Peter Petri, giáo sư tài chính quốc tế tại Đại học Brandeis và là đồng tác giả của nghiên cứu, nói.
Nghiên cứu kinh tế do Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ công bố hôm 6/1 và một nghiên cứu khác có họ có thể công bố vào tháng 5 tới có thể là "vũ khí" lợi hại đối với các tổ chức kinh tế và những nhóm vận động cho lợi ích của nông dân trong bối cảnh họ đang ép Quốc hội biểu quyết về hiệp định thương mại trong mùa xuân năm nay. Phòng Thương mại Mỹ trở thành tổ chức kinh tế lớn thứ ba tán thành TPP.
Trước đó một ngày, Hội nghị bàn tròn Kinh tế, với sự tham gia của những tổng giám đốc của một số công ty lớn nhất Mỹ, đã thông qua TPP. Họ nói rằng các điều khoản về giảm rào cản mậu dịch và thiết lập các quy tắc thương mại sẽ có lợi cho các công ty Mỹ đang cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.
“Không bức tường nào đủ cao và con hào nào đủ sâu để có thể loại trừ cạnh tranh”, John Engler, cựu thống đốc bang Michigan kiêm người đứng đầu Hội nghị bàn tròn Kinh doanh, nhận định.
Các nhóm lao động và một số nhà kinh tế học, những người phản đối TPP, cho rằng lợi ích mà Mỹ có thông qua xuất khẩu sẽ phải bù đắp những thiếu hụt trong gia tăng nhập khẩu.
Cũng theo báo cáo này, các nước không tham gia vào khối TPP có thể bị ảnh hưởng. Thái Lan có thể chỉ tăng 0,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2030 nếu nước này không tham gia hiệp định. Hàn Quốc, quốc gia đã ký một thoả thuận thương mại tự do với Mỹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi mất đi những lợi thế. Vì vậy, Seoul cũng đã bày tỏ ý muốn gia nhập TPP.
TPP sẽ giúp Trung Quốc tăng nhẹ trong xuất khẩu hàng hoá khi nước Đông Nam Á tiến hành các bước nhằm cải thiện dòng chảy thương mại trong khu vực. Tuy nhiên, GDP của quốc gia này vẫn bị ảnh hưởng bởi không tham gia vào TPP”, Franziska Ohnsorge, một nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới, nói.
“Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ không cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam”, bà nhận định.
Trung Quốc đã bày tỏ mối quan tâm tới TPP nhưng các nhà kinh tế nhận định, Bắc Kinh có thể không tham gia sớm bởi chính quyền nước này chưa sẵn sàng để mở cửa biên giới, cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp nhạy cảm.
Theo Zing.vn

tin mới

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.