Nông dân Quỳnh Lưu đầu tư nuôi tôm vụ 3

(Baonghean) - Sau khi thu hoạch xong tôm vụ 2, nhiều gia đình ở huyện Quỳnh Lưu vẫn tiếp tục đầu tư nuôi tôm vụ 3, với kỳ vọng tôm sẽ tăng giá trở lại.

Hiện người nuôi tôm của huyện Quỳnh Lưu đã cơ bản thu hoạch xong vụ tôm thứ 2 trong năm. Bà con cho biết, tôm vụ 2 giá bán vẫn thấp, giao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg (tùy loại); như thế, có những hộ nuôi tôm hòa vốn. Tuy nhiên, với hy vọng cuối năm tôm sẽ tăng giá, nhiều hộ tiếp tục xử lý ao đầm, mạo hiểm nuôi tôm vụ 3.

1
Anh Hồ Văn Tiến, người nuôi tôm ở xóm 12, Quỳnh Thanh chăm sóc tôm vụ 3

Tại khu vực nuôi tôm của xóm 12, xã Quỳnh Thanh, thỉnh thoảng mới bắt gặp người ra vào đầm tôm. Anh Hồ Văn Tiến, người nuôi tôm ở xóm 12, cho biết: Gia đình có 3 đầm tôm, với diện tích gần 1 ha. Như các năm trước, sau mỗi vụ thu hoạch tôm, gia đình thu lãi hàng trăm triệu đồng. Thế nhưng, năm nay giá tôm hạ mạnh, có thời điểm tôm bị bệnh hồng thân, phân trắng, chậm lớn, dẫn đến đầu tư nhiều. Mới rồi gia đình thu hoạch tôm vụ 2 được hơn 3 tấn, bán với giá 100.000 đồng/kg, trừ chi phí coi như hòa vốn.

Tuy nhiên, ngay sau khi thu hoạch xong tôm vụ 2, anh đầu tư xử lý ao đầm, và mua 30 vạn con tốm giống (tôm thẻ chân trắng) về thả trong đầm rộng 4.500m2. Việc mạnh dạn nuôi tôm vụ 3, theo anh Tiến, thì do mùa Đông năm nay thời tiết có thể ấm hơn mọi năm, tôm đỡ dịch bệnh, ít ăn, nên giảm chi phí đầu vào. Hơn nữa, do sẽ ít người nuôi tôm vụ 3, nên về cuối năm giá tôm thường tăng cao, người kiên trì nuôi sẽ có lãi.

Còn có đầm tôm của gia đình anh Hồ Sỹ Nghiêm cũng đang nuôi tôm vụ 3. Anh Nghiêm chia sẻ, với kinh nghiệm nhiều năm làm nghề nuôi tôm, anh không ngần ngại khi đầu tư mua 50 vạn con tôm giống về thả kết hợp với thức ăn trong 3 tháng liền. Anh cũng hy vọng cuối năm giá tôm sẽ tăng, lúc đó thu hoạch bán phần nào vớt vát sau 1 năm nuôi tôm trong tình trạng rớt giá.

Ông Hồ Xuân Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh, cho biết: Địa phương có 131 hộ làm nghề nuôi tôm với tổng diện tích 75 ha ao đầm. Mới rồi bà con thu hoạch xong tôm vụ 2, có thể đánh giá là hòa, vì tôm vụ 2 vừa rồi nhiều dịch bệnh, chậm lớn, nên người nuôi tôm phải đầu tư nhiều hơn; giá bán lại thấp hơn năm ngoái 20.000 đồng/kg... Mặc dù vậy bà con không hề chán nản, bởi nuôi tôm là nghề được đánh giá thu nhập cao nhất tại địa phương này suốt hàng chục năm qua. Hiện cả xã có khoảng 1/4 số hộ nuôi tôm tục đầu tư nuôi tôm vụ 3...

Huyện Quỳnh Lưu có 9/33 xã có nghề nuôi tôm, với diện tích 460 ha ao đầm. Nhiều nhất là các xã: Quỳnh Bảng gần 200 ha, Quỳnh Thanh gần 80 ha, Quỳnh Lương 60 ha… 

Năm nay, Quỳnh Lưu có khoảng 70% diện tích ao đầm được người dân đầu tư nuôi tôm vụ 2. Đến đầu tháng 11, cơ bản các địa phương đã thu hoạch xong tôm vụ 2. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp huyện, năm nay từ tháng 7 đến nay trời ít mưa, chưa có bão lụt đáng kể, nên tôm vụ 2 nhìn chung ít dịch bệnh, đến cuối tháng 10, bà con đã cơ bản thu hoạch xong, năng suất ước đạt khoảng 5 - 6 tấn/ha.

Tuy nhiên, do giá tôm năm nay giảm trung bình 20.000 - 30.000 đồng/kg, nên người nuôi tôm lãi ít, thậm chí có những đầm tôm nhiễm dịch bệnh sẽ lỗ. Hiện nay, người nuôi tôm ở các xã: Quỳnh Thanh, An Hòa, Quỳnh Lương… đã thả được khoảng 20 ha tôm vụ 3, nhiều hộ đang xử lý nhẹ ao đầm chuẩn bị thả tôm giống. Như vậy, Quỳnh Lưu sẽ có khoảng 50 - 60 ha ao đầm được người dân nuôi tôm vụ 3.

Ông Nguyễn Xuân Dinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu khuyến cáo: Thời gian nuôi tôm vụ 3 chủ yếu là mùa Đông, thời tiết có nhiều biến động, rét bất thường, nền nhiệt thấp hơn trung bình trong năm. Do vậy, quá trình chăm sóc tôm, cần chú ý đến mực nước trong ao đầm luôn đảm bảo; sử dụng vi sinh để xử lý môi trường nước. Tăng cường công tác chăm sóc tôm bằng cách bổ sung thức ăn có nhiều vi lượng cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm; luôn theo dõi sức khỏe của tôm để phòng dịch bệnh kịp thời. Không nên nuôi thả tôm với mật độ dày như tôm vụ 1, đồng thời tăng cường hoạt động máy quạt nước để cung cấp đủ ô xy trong ao đầm, vì thời gian này thời tiết ít có nắng...

Xuân Hoàng

tin mới

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.