Kỹ sư làm nông dân

(Baonghean) - Giải thưởng Lương Định Của của Trung ương Đoàn trao cho thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ… rất xứng đáng đối với Nguyễn Văn Hiếu (Hưng Xá, Hưng Nguyên).
Nguyễn Văn Hiếu trên cánh đồng cho thu nhập cao.
Nguyễn Văn Hiếu trên cánh đồng cho thu nhập cao.
Tốt nghiệp đại học, với tấm bằng loại khá, và chăm chỉ học tiếng Anh nên Hiếu được chọn sang tu nghiệp sinh 1 năm ở Israel. Sau 12 tháng làm việc ở nhiều trang trại khác nhau và được trải nghiệm công việc của một người nông dân thực thụ, Hiếu “ngộ” được không ít kinh nghiệm và học được nhiều điều bổ ích ngoài sách vở từ chuyến đi thực tế này. Quan trọng hơn, Hiếu đã rút ra được kinh nghiệm qua cách quản lý, thái độ làm việc chuyện nghiệp của nước bạn. Ý tưởng hình thành trang trại riêng đã được Hiếu ấp ủ từ chuyến đi thực tế đó. Tuy nhiên, nhận thấy mình còn thiếu nhiều kiến thức thực tiễn nên Hiếu xin đi làm ở Công ty Á Châu, một công ty chuyên về cung ứng giống và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.
Qua đó, Hiếu có cơ hội đến các vùng, miền trong tỉnh, làm quen với giống cây trồng, vật nuôi, chất đất, đặc điểm thời tiết vùng, miền. Từ những  kinh nghiệm quý báu này, Hiếu từng bước xây dựng ý tưởng thành lập trang trại. Để có đất, Hiếu “liều” xin Đảng ủy xã Hưng Xá thuyết minh đề án cải tạo bãi ngang ở Hưng Nguyên. Đây là vùng đất rộng lớn nhưng người dân không mặn mà vì 1 năm chỉ làm 1 vụ, năng suất thấp và lũ lụt liên miên, Hiếu xin đấu thầu 7 ha để thử nghiệm… 2 năm đầu tiên, vừa tìm thị trường, vừa phải thử chất đất nên cùng một lúc Hiếu trồng nhiều loại hoa màu từ ớt, cải, su hào, bí, cà rốt, khoai tây, đồng thời vẫn đảm nhận công việc Trưởng phòng Kỹ thuật ở Công ty Á Châu.
Đầu năm 2015, Hiếu quyết định nghỉ việc ở công ty để làm một “nông dân” đúng nghĩa và quyết định chỉ chuyên tâm vào cây bí, ngô, dưa hấu và trồng cỏ chăn nuôi, không đầu tư dàn trải như trước. Chị Lan, người làm công ở trang trại của Hiếu, cho biết: Chúng tôi làm nghề nông gần 30 năm rồi nhưng vẫn phải học ở Hiếu nhiều lắm vì em không làm một cách cảm tính mà tính toán rất khoa học. Ngày trước vùng đất này 1 năm chỉ trồng 1 vụ, giờ thì Hiếu đã bố trí mùa nào trồng cây nấy. Bên cạnh đó, Hiếu còn biết tranh thủ nguồn nguyên liệu sẵn có để nuôi bò, gà rất hiệu quả.
Vào mùa thu hoạch chính trang trại của Hiếu thuê từ 5 – 7 người, còn bình thường có 3 người làm thường xuyên. Nói về kinh nghiệm, Hiếu chia sẻ: Trong nông nghiệp, ngoài năng suất thì khâu tiêu thụ rất quan trọng. Cũng một mặt hàng, nhưng mình lợi thế ở gần chợ Vinh, gần trung tâm, một chuyến hàng bớt được 500.000 đồng tiền vận chuyển là đã “ăn đứt” hàng ở các địa phương khác chuyển về. Qua hơn 3 năm làm trang trại, tuy mọi thứ vẫn đang bắt đầu khởi động nhưng với cây bí đỏ trái vụ cho thu nhập cao, đàn bò sinh trưởng ổn định, các loại hoa màu khác cũng đang phát triển tốt. Hiếu tự tin: Ít nhất 1 ha mỗi năm cũng có thể cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Trừ chi phí nhân công, tiền lãi thu được có thể gấp nhiều lần so với làm công việc khác. Nhiều người thắc mắc sao đang có công việc ổn định lại về làm nông dân “chân lấm tay bùn”. Tuy nhiên, tự em biết, mình yêu công việc này và cảm thấy thích thú khi được ứng dụng những kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tế”. 
Ở huyện Hưng Nguyên, câu chuyện của Nguyễn Văn Hiếu từ một kỹ sư có công việc ổn định về làm nông nghiệp trở thành chuyện lạ. Từ mô hình của Hiếu nhiều người cũng đang học tập để biến vùng bãi ngang thành vùng đất trù phú, cho thu nhập cao. Cách làm, cách suy nghĩ của Hiếu cũng đã mở ra một con đường mới cho sinh viên các trường đại học hiện nay và không hẳn cứ tốt nghiệp đại học là phải làm công chức. Điều quan trọng là phải có niềm đam mê, dám biến ước mơ thành hiện thực.
Mỹ Hà

tin mới

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.