Ký kết Hợp đồng tín dụng Dự án nhà máy xi măng Sông Lam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Công ty CP Xi măng Sông Lam (Thuộc Tập đoàn Vissai ) đã ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ vốn dự án nhà máy xi măng Sông Lam. Đến dự và chứng kiến Lễ ký kết về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Hồ Đức Phớc - Bí thư Tỉnh ủy, Huỳnh Thanh Điền - Phó chủ tịch UBND tỉnh và đại diện Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình.
Dự án nhà máy xi măng Sông Lam tiền thân là dự án xi măng Đô Lương do Công ty CP Xi măng Đô Lương làm chủ đầu tư được triển khai tại xã Bài Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Ban đầu dự án có công suất 2.500 tấn clinker/ngày, tương đương 910.000 tấn xi măng/năm, được đầu tư bởi các Tổng công ty nhà nước (Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng Công ty lắp mắy VN (Lilama), TCT Xây dựng số 1).
Tuy nhiên do thực hiện đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp, các cổ đông hiện hữu đã xin thoái vốn, không tiếp tục đầu tư và chuyển nhượng dự án. Tháng 4 năm 2014, Tập đoàn Xi măng The Vissai đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần tại Công ty CP Xi măng Đô Lương theo phương thức thỏa thuận. Tập đoàn đã đổi tên dự án thành Nhà máy Xi măng Sông Lam và nâng công suất lên 12.000 tấn clinker/ngày, tương đương 4 triệu tấn clinker/năm, với tổng mức đầu tư giai đoạn I của dự án là 9.132 tỷ đồng.
Đồng chí Hồ Đức Phớc phát biểu tại buổi ký kết
Đồng chí Hồ Đức Phớc - Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An phát biểu tại lễ ký kết
Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai đã và đang là khách hàng truyền thống của BIDV và Techcombank. Đến nay, BIDV đã đồng hành tài trợ vốn cho nhiều dự án lớn của Tập đoàn như Dự án Dây chuyền 1,2 - Nhà máy xi măng Vinakansai, Nhà máy xi măng Vissai Hà Nam…Ngoài ra BIDV còn tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đến Tập đoàn.
Theo hợp đồng tín dụng tại Lễ ký kết, BIDV và Techcombank tài trợ vốn cho dự án Nhà máy Xi măng Sông Lam với giá trị tối đa 6.047 tỷ đồng (BIDV tài trợ 5.547 tỷ đồng, Techcombank 500 tỷ đồng), thời gian cho vay 12 năm, đồng thời BIDV và Techcombank sẽ cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ cho chủ đầu tư hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Ký kết giữa các bên
Lễ ký kết giữa các bên
Tập đoàn Xi măng The Vissai là doanh nghiệp lớn và đang dần thể hiện được vai trò, tiềm lực trong ngành sản xuất xi măng. Hiện nay Tập đoàn đang đứng vị trí thứ hai về sản xuất xi măng trong nước và đứng đầu về năng lực sản xuất và xuất khẩu xi măng. Sau khi được Chính phủ cho phép chuyển nhượng từ Công ty CP Xi măng Đô Lương, Tập đoàn The Vissai sẽ đầu tư nâng công suất Nhà máy theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2015 - 2016) với quy mô 12.000 tấn Clinker/ngày, tương đương 4 triệu tấn Clinker/năm; Giai đoạn 2 (từ năm 2017 - 2018) có quy mô công suất 2 triệu tấn Clinker/năm.
Với việc đầu tư dự án Nhà máy xi măng Sông Lam đã nâng số lượng nhà máy sản xuất xi măng của Tập đoàn lên con số 7 nhà máy, với tổng công suất dự kiến đạt 17 triệu tấn xi măng/năm. Việc mua lại Dự án Xi măng Sông Lam là một phần trong chiến lược phát triển của Tập đoàn The Vissai, tạo năng lực cung ứng xi măng của Vissai tại khu vực miền Trung cũng như trong nước và xuất khẩu, sau khi Tập đoàn này đã khẳng định được năng lực sản xuất và cung ứng tại miền Bắc với các Nhà máy xi măng tại Ninh Bình, Hà Nam, Lạng Sơn…
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV nhấn mạnh: “Với kinh nghiệm, năng lực xây dựng và vận hành các nhà máy xi măng lớn của Tập đoàn Vissai, BIDV và Techcombank tin tưởng dự án xi măng Sông Lam sẽ được Tập đoàn nhanh chóng hoàn thành và đi vào vận hành đúng theo kế hoạch, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và đóng góp cho sự phát triển kinh tế  tỉnh Nghệ An nói riêng và đất nước nói chung”.  
Lê Thị Mộng Lý
 Ngân hàng BIDV Chi nhánh Nghệ An

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.