Ngọt cam Phủ Quỳ

(Baonghean) - Đã nhiều năm nay, cứ vào dịp gần Tết Nguyên đán, vùng cam ở đất Phủ Quỳ luôn nhộn nhịp khách hàng tìm đến. Với thương hiệu cam Vinh được bảo hộ, những gia đình trồng cam đã có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên khá, giàu.

Giống cam trên vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ chủ yếu là các giống cam đặc sản, chín muộn như cam Xã Đoài, cam Vân Du và Cam V2. Tháng 12/2010, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KHCN đã cấp bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Vinh" cho sản phẩm cam quả của tỉnh Nghệ An. Đến nay, thương hiệu cam Vinh sản xuất tại Công ty Nông nghiệp Xuân Thành (Quỳ Hợp) có mặt tại nhiều địa phương, nhiều thành phố lớn trong cả nước vào những ngày cuối năm Tết âm lịch. Bởi vậy, gần Tết, ngoài những khách hàng từ TP. Vinh, có rất nhiều tư thương, doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Huế… tìm về vùng Phủ Quỳ thu mua cam.
Theo ông Hoàng Minh - Giám đốc Công ty Nông nghiệp Xuân Thành, hiện tại toàn công ty có 730ha cam, được phân bổ cho 680 hộ nhận khoán, bình quân mỗi hộ có 1,07ha cam. (Trong đó hộ nhận nhiều từ 3 - 5ha, hộ ít 0,5 - 1,0ha). Trong số đó, hiện đã có 320 ha cam kinh doanh, số còn lại năm sau và vài năm nữa mới vào thời kỳ thu hoạch. Vụ cam năm 2013 cũng được mùa lớn, nhưng không được giá như năm 2014; tổng doanh thu vụ cam 2013 chỉ đạt 100 tỷ đồng; vụ cam năm 2014 khách hàng đến chào giá và ký hợp đồng cam loại 1 bán với giá 55.000 đ/kg, cam loại 2 giá 45.000 đ/kg và cam loại 3 giá 35.000 đ/kg. Dự ước toàn Công ty thu hoạch khoảng 4.800 tấn cam quả, doanh thu từ 145 - 150 tỷ đồng.
Giống cam V2 cho năng suất cao ở Quỳ Hợp.	Ảnh: Phan văn Toàn
Giống cam V2 cho năng suất cao ở Quỳ Hợp. Ảnh: Phan văn Toàn
Đến vườn cam của gia đình ông Hoàng Minh - Giám đốc công ty, ông Minh nói: “Vườn cam này rộng 1 ha, trồng 500 cây, sau 3 năm trồng đến nay đã cho thu hoạch 1,5 triệu đồng/cây, còn vụ này ít nhất cũng cho thu hoạch 2 triệu đồng/cây”. “Vậy là 1 ha cam của ông cho doanh thu 1 tỷ đồng phải không”, tôi hỏi. Ông Minh đáp: “1 ha cam cho doanh thu 1 tỷ đồng là chuyện thường tình. Ngay tại công ty chúng tôi hôm nay đã có trên 40 hộ nông dân thành lập câu lạc bộ những người trồng cam có doanh thu trên 1 tỷ đồng trở lên, đó là những tỉ phú của vùng đất đỏ bazan Phủ Quỳ ngày nay”.
Vườn cam ông Lê Văn Minh, xóm Minh Hồ rộng 3,5 ha, cây nào cũng lúc lỉu quả to. Chủ vườn cam cho biết, vụ cam này dự kiến sẽ thu hoạch 4 tỷ đồng. Cạnh đó, vườn cam gia đình ông Phạm Văn Phùng rộng 3 ha, cũng dự tính sẽ thu về khoảng 3 tỉ đồng. Còn gia đình ông Kiều Quang Vinh ở đội 3 có 0,75 ha cam. Vụ trước, vườn cam này gia đình đã thu được 40 tấn quả, bán giá bình quân 30.000 đ/kg quả, doanh thu 1,2 tỉ đồng. Vụ cam này do bị hạn nặng, nước tưới không kịp nên năng suất có phần giảm hơn. Nhưng hiện cam được giá hơn, chắc chắn sẽ thu về không dưới 1 tỷ đồng. Để có vườn cam nhiều quả to, ít sâu bệnh… theo ông Vinh trước hết phải có cây giống tốt.
Cây giống ở đây hoàn toàn do vườn ươm của công ty tự lựa chọn mắt ghép lấy từ những cây cam Xã Đoài, cam Vân Du và cam V2 to, khỏe, không sâu bệnh… ghép trên gốc cây trấp, cây bưởi chua. Vì 2 loại cây này có bộ rễ khỏe, vươn tới tầng đất sâu để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt và chống chịu tốt khi có hạn hán nặng. Mặt khác, phải đầu tư thâm canh cao, với mức bón bình quân trên mỗi ha cam là 50 tấn phân hữu cơ các loại + 1 tấn đạm urê + 0,5 tấn lân + 0,5 tấn kali và 250 kg vôi bột. Đồng thời phải thường xuyên đi kiểm tra sâu bệnh, nếu có phải bắt bằng tay hoặc phun thuốc tiêu diệt ngay và nếu trời nắng nóng khô hạn kéo dài thì làm cỏ, vun và tấp tủ kín gốc, kết hợp tưới nước cho cây.
Những năm qua, cây cam đã trở thành mũi nhọn kinh tế mang lại hiệu quả cao nhất ở vùng đất này. Trồng cam không những đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất mà còn bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sống tốt lành cho con người. Hầu hết các nông hộ nhận khoán trồng cam ở công ty năm nào cũng thu về tiền tỷ, trong khi đó chi phí để đầu tư cho sản xuất cam chỉ hết tối đa từ 13 - 15% so với doanh thu. Vì vậy, đời sống của tất cả các hộ dân ở đây ngày càng được nâng cao. Hiện tại ở đây đã có trên 30% số hộ xây nhà cao tầng và mua sắm xe hơi đắt tiền. Cam ở đây thực sự là cây làm giàu cho các gia đình.
Doãn Trí Tuệ

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.