Cơ hội “bốn trong một” cho 200 doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản

Sáng 4/9, tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE) phối hợp tổ chức “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 5 tại Hà Nội – SIE”.

Triển lãm có sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô-tô, xe máy, điện - điện tử.

Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, đơn vị cắt băng khai mạc Triển lãm.

Đây sẽ là “cơ hội vàng” cho các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản tham gia, vì ngoài SIE, sự kiện còn có sự góp mặt của chuỗi triển lãm “bốn trong một”: Triển lãm Công nghệ cao Nhật Bản (JME – do Ủy ban Năm quan hệ Hữu nghị Việt – Nhật tổ chức), Triển lãm Quốc tế về công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam (VME - do Công ty TNHH Reed Tradex tổ chức) và Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (ICS – do Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hà Nội tổ chức).

Tại buổi khai mạc Triển lãm, ông Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công thương đánh giá, các ngành công nghiệp chế tạo như chế tạo ô-tô, phụ tùng ô-tô, phụ tùng và linh kiện điện điện tử đang tiếp tục đóng vai trò mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. “Điều quan trọng là, Việt Nam đã tổ chức được một số triển lãm công nghệ chất lượng, dành riêng cho ngành công nghiệp sản xuất của quốc gia” - Thứ trưởng nhận xét.

Ông Shouei Utsuda, Chủ tịch Ủy ban Năm quan hệ Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản bảy tỏ tin tưởng, Triển lãm SIE “không chỉ là sự kiện kỷ niệm 40 năm mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước, đồng thời còn là cơ hội tuyệt vời để tất cả bạn bè chúng tôi tại Việt Nam có cái nhìn bao quát về công nghệ của 32 công ty Nhật Bản”.

Ông Chainarong Limpkittisin, Giám đốc điều hành Reed Tradex cho biết, Reed Tradex “tự hào trở thành một phần nỗ lực hợp tác giữa Việt Nam và các nước, chung sức thúc đẩy các ngành công nghiệp Việt Nam phát triển trong tương lai”.

Khác với những triển lãm khác, SIE còn được gọi là “Triển lãm ngược”. Nếu như ở các triển lãm thương mại khác, những đơn vị triển lãm trưng bày sản phẩm, dịch vụ với mục đích bán ra, thì tại SIE, các doanh nghiệp Nhật Bản lại đóng vai trò "người mua". Cụ thể hơn, 57 nhà triển lãm Nhật Bản sẽ trưng bày các phụ tùng, linh kiện muốn mua tại Việt Nam, trong khi đó, 54 đơn vị của Việt Nam sẽ trưng bày các mặt hàng muốn bán. Điều đáng nói ở đây là, tất cả các gian hàng tại sự kiện đều được các đơn vị tổ chức cung cấp miễn phí.

Tại Triển lãm Công nghệ cao Nhật Bản (JME), nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, khách tham quan sẽ được sẽ được tiếp cận với nhiều công nghệ hấp dẫn từ Nhật Bản như robot Honda Asimo, Murata Boy, cấu tạo mặt cắt xe Toyota Prius, phụ tùng máy bay phản lực do Mitsubishi Heavy Industries sản xuất, kim tiêm y tế mỏng nhất, ít gây đau nhất của công ty Terumo, cùng nhiều trang thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống khác.

Ngoài hai “cơ hội vàng” trên, hai triển lãm khác trong chuỗi sự kiện là Triển lãm VME và Triển lãm ICS cũng sẽ tạo nhiều cơ hội kết nối, đáp ứng cung – cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Nhật Bản.

Triển lãm SIE sẽ diễn ra từ ngày 4/9 đến hết 6/9/2013 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế, Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

Theo báo Nhân dân - ĐP

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.