Top 10 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam năm 2010

Tối 20/8, 50 ngành hàng với 500 Thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2010 đã được công bố trong buổi lễ trao giải Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2010 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Tại buổi lễ, Top 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam, Top 10 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam và Top 3 thương hiệu nổi tiếng đứng đầu các ngành hàng đã vinh danh. Đây là kết quả Dự án khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu FTA - đại diện chính thức của ESOMAR (Hiệp hội nghiên cứu thị trường thế giới) tại Việt Nam.

Top 10 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2010 gồm các thương hiệu: Honda, Nokia, Vinamilk, Bitis, Coca-Cola, Mobifone, Vietnam Airlines, Viettel, Kinh Đô, Omo.

Top 3 thương hiệu nổi tiếng đứng đầu 50 ngành hàng chủ yếu là các thương hiệu Việt Nam. Chẳng hạn như Top 3 thương hiệu nổi tiếng của ngành hàng dệt may gồm các thương hiệu quen thuộc: Việt Tiến, Thái Tuấn, May 10. Top 3 thương hiệu nổi tiếng ngành hàng đồ da dụng gồm: Khóa Việt Tiệp, Điện Quang, Rạng Đông. Top 3 thương hiệu nổi tiếng ngành hàng du lịch lữ hành gồm: SaigonTourist, Vietravel, Vũng Tàu Tourist.

Chương trình xếp hạng Thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam dựa trên ý kiến của người tiêu dùng và do một công ty nghiên cứu thị trường tiến hành độc lập. Việc khảo sát, phân tích ý kiến người tiêu dùng được tiến hành một cách chuyên nghiệp, theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính khách quan và chính xác…

Thông qua chương trình Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam, doanh nghiệp biết được thương hiệu của mình nằm ở đâu trong tâm trí khách hàng và người tiêu dùng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển thương hiệu lâu dài và bền vững, có thể mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mới, các dịch vụ ngày càng tốt hơn và chuyên nghiệp hơn.

(Theo TTXVN)

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.