Hơn 500 học sinh Nghệ An bỏ học để lấy chồng, đi biển

(Baonghean) - Sau học kỳ I năm học 2015 - 2016, tình trạng học sinh bỏ học không những tái diễn mà còn có xu hướng gia tăng ở học sinh khối THPT và nhiều địa bàn trong toàn tỉnh. 

Bỏ học từ miền ngược xuống miền xuôi

Trường THPT Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tình trạng học sinh bỏ học lập gia đình diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là nữ sinh dân tộc Mông. Số lượng học sinh bỏ học tăng sau mỗi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Riêng năm nay, trong số những học sinh bỏ học, không ít em là học sinh khá của trường.

Mới đây, em Già Y Xì, một học sinh ngoan, học lực khá của lớp 12A không đến lớp. Ông Già Nỏ Chống, bố của Y Xì cho biết: “ Xì nó lấy chồng rồi. Nhưng nhà chồng nó ở Sơn La nên chồng nó không muốn cho nó đi học”.
Trường hợp em Lỳ Y Hương, lớp 11V lại khác, Y Hương lấy chồng gần nhà, bố mẹ chồng cũng không ngăn cấm em tiếp tục đến trường. Nhưng vì mặc cảm, ngại bạn bè trong lớp nên mới đây, em cũng đã nghỉ học giữa chừng.
Theo số liệu của Ban giám hiệu Trường THPT Kỳ Sơn, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, trường có 10 học sinh bỏ học, tính cả học kỳ I là 50 em. Nguyên nhân được các thầy cô phân tích là do kinh tế gia đình khó khăn, phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, nhiều em bỏ học đi làm ăn xa, một số trường hợp di cư trái phép sang Lào cùng gia đình. Đáng nói là dù đã tuyên truyền nhiều nhưng tình trạng tảo hôn ở học sinh nữ vẫn còn xảy ra, đặc biệt là ở các xã thuộc vùng cao như: Keng Đu, Đoọc Mạy, Huồi Tụ, Na Ngoi, Mường Lống, Tây Sơn, và xã Huồi Tụ.
Nếu như trước đây, học sinh bỏ học chỉ tập trung ở các huyện vùng sâu, vùng xa thì nay xu hướng gia tăng ở vùng biển, khu vực đồng bằng và thành thị. Trường THPT Nam Đàn 2 (Nam Đàn), năm học này có 3 em xin bảo lưu kết quả học tập.
Theo thầy giáo Lê Văn Quyền - Phó Hiệu trưởng nhà trường thì “việc vận động các em đến trường lại gặp rất khó khăn”. Nguyên nhân chính của việc học sinh bỏ học, một số là vì hoàn cảnh khó khăn; một số trường hợp là vì ham chơi, học tập không hiệu quả nên các em không còn hào hứng đi học.
Nhiều bàn học vắng bóng học trò ở Trường THPT Quỳnh Lưu 3.
Nhiều bàn học vắng bóng học trò ở Trường THPT Quỳnh Lưu 3.
Trường THPT Quỳnh Lưu 3 (nằm trên địa bàn xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu), trung bình mỗi năm có khoảng 30 em bỏ học và cao điểm nhất là năm học 2014 - 2015 với 50 em bỏ học.
Theo thầy Nguyễn Đình Phượng - Hiệu trưởng nhà trường, 2/3 học sinh của trường là con em vùng biển, đa phần bố mẹ các em không muốn con học nhiều. Ngược lại, họ khuyến khích con đi biển hoặc đi làm sớm vì nhanh có thu nhập. Do đó, rất ít em nghĩ đến việc học nghề để có công việc ổn định mà chấp nhận một công việc tạm bợ, bấp bênh hoặc vào Nam làm công nhân lao động. Lý do của các em rất đơn giản bởi “học lên đại học cũng khó xin được việc làm”.

Hơn 500 em bỏ học

Số học sinh bỏ học trong năm học 2015 - 2016 ở khối THPT tăng lên đáng kể so với năm ngoái. Chỉ riêng học kỳ I đã có trên 500 em bỏ học (cả năm học 2014 - 2015 là 688 em). Trong khi đó, sau Tết Nguyên đán mới là thời điểm học sinh bỏ học nhiều nhất. Một số trường tỷ lệ học sinh bỏ học gia tăng như THPT Con Cuông 29 em, THPT Quế Phong 15 em. Ở các huyện đồng bằng, số học sinh bỏ học nhiều tập trung vào các trường dân lập.

Cụ thể, ở thành phố Vinh là THPT Nguyễn Trường Tộ - 22 em; THPT VTC và THPT Nguyễn Huệ - 24 em. Ở huyện Quỳnh Lưu, THPT Cù Chính Lan có 16 em, THPT Nguyễn Đức Mậu 16 em, THPT Bắc Quỳnh Lưu 14 em, Ở huyện Diễn Châu, tổng số học sinh bỏ học ở 2 trường THPT Ngô Trí Hòa và Nguyễn Du là 30 em...

Mỹ Hà - Lữ Phú

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.