'Tâm thư' không nhận hoa, quà của giáo sư 39 tuổi

Vị giáo sư trẻ nói với học trò: thay vì tặng quà, hoa ngày 20-11, hãy dùng số tiền đó gửi vào quỹ học bổng cho sinh viên nghèo.

Tâm thư không nhận hoa, quà của giáo sư 39 tuổi - Ảnh 1.
GS.TS Phan Thanh Sơn Nam (giữa) chụp ảnh cùng học trò trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ảnh: Facebook Nam Phan

"Thông báo riêng tư" dịp 20/11 của GS.TS Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đăng trên Facebook cá nhân đã nhận được sự hưởng ứng (like) của gần 1.000 người và hàng chục lượt chia sẻ.

"Đến hẹn lại lên, mùa 20/11 này, mình thật sự mong muốn các bạn sinh viên, các bạn học viên cao học, và các bạn nghiên cứu sinh đã từng làm việc với mình, hoặc đang làm việc với mình, hoặc sẽ làm việc với mình, vui lòng không mua quà hoặc mua hoa để tặng mình.

Bạn nào có lòng, hãy dùng số tiền đó gửi vào Quỹ học bổng cựu sinh viên khoa hóa để cùng chung tay chung sức với mọi người giúp đỡ cho các em sinh viên nghèo của nhà B2, và mình rất biết ơn bạn vì điều đó" - GS Sơn Nam viết.

Chia sẻ về điều này, GS Phan Thanh Sơn Nam khẳng định: "Mình không phải là một người thanh cao hay cố làm ra vẻ thanh cao, nhưng thật sự cuộc sống mình khá đơn giản, phần lớn thời gian của mình là làm việc ở trường, chẳng có nhu cầu gì đặc biệt cho bản thân mình cả, nhận quà cũng không có cơ hội dùng. 

Thỉnh thoảng cũng có bạn tìm mọi cách để tặng quà, có bạn bị mình từ chối thẳng, có bạn mình phải nhận trong hoàn cảnh rất khó xử, rồi sau đó mình phải mất công đi tặng lại cho các sinh viên có nhu cầu".

GS Sơn Nam cho rằng giáo dục đại học ngày nay gần như là một dịch vụ rồi, "bạn có năng lực và bạn có tiền, bạn vào học; còn mình dạy bạn một ít kiến thức chuyên môn, mình cũng đã được nhà nước trả lương. Mình đang cố gắng để làm tròn trách nhiệm của mình thôi, và bạn không nợ nần gì mình cả".

Thầy Sơn Nam cho biết ông chọn nghề giáo vì yêu thích chứ không phải vì những câu xưng tụng sáo rỗng kiểu như nghề cao quý, kỹ sư tâm hồn hay đại loại vậy.

"Vì thế nếu bạn muốn cám ơn mình, thì bạn phải sống cho thật tốt, đừng làm bất cứ điều gì để ba mẹ bạn phải lo lắng hay buồn lòng, cố gắng mỗi môn chỉ cần học 1 lần duy nhất trong đời, phải nỗ lực vượt qua được đoạn đường thiên lý từ nhà B2 lên sân khấu A5 để nhận bằng tốt nghiệp, sau đó tìm được việc làm tốt, rồi tự lo được cho bản thân mình. 

Chỉ cần được như vậy thôi là mình vui vẻ tạ ơn trời đất lắm rồi, bạn không cần phải lăn tăn gì về ngày 20-11 đâu", GS Nam nhắn nhủ.

Tuy nhiên theo GS Sơn Nam, giáo dục phổ thông thì khác, không phải là dịch vụ và cá nhân ông thật sự không vui vì cái cách người ta đối xử với các thầy cô phổ thông, trong đó có các thầy cô của ông.

Ông cho rằng hàng năm, cứ đến ngày 20/11, bằng những câu khẩu hiệu sáo rỗng, bằng những lời lẽ văn hoa bay bướm, người ta như muốn phong thánh cho các thầy cô và vì là thánh nên họ không được phép sống như người thường.

Nhưng đáng buồn là, hết ngày 20/11, người ta lạnh lùng quay lưng đi để các thầy cô vất vả bươn chải trong cuộc sống cơm áo gạo tiền.

"Mình luôn nghĩ rằng trường sư phạm phải là nơi thu hút được những học sinh giỏi nhất, và sau đó đào tạo thành những con người giỏi nhất. Nhưng thực tế quá phũ phàng diễn ra ngay trước mắt đã làm chùn bước nhiều học sinh giỏi đang muốn tiếp bước các thầy cô của mình. 

Nếu muốn trăm năm sau có người giỏi đứng ra gánh vác chuyện nước non, trước hết xin hãy thật tâm trọng các thầy cô phổ thông", thầy Nam chia sẻ.

TS Phan Thanh Sơn Nam được phong giáo sư năm 2014 khi ông mới 36 tuổi, là người trẻ nhất được công nhận chức danh giáo sư năm đó.

Tháng 5/2017, GS.TS Phan Thanh Sơn Nam được trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017.

Theo TTO

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.