6 điểm cần lưu ý trong việc đánh giá học sinh

Thông qua việc đánh giá học sinh trong lớp học, giáo viên có thể hiểu học sinh hơn và đẩy mạnh quá trình học tập đồng thời giúp học sinh có khả năng nhạy cảm, tự đánh giá được bản thân và tự định hướng cho mình trong quá trình học tập.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Nói cách khác, mục đích cuối cùng của việc đánh giá học sinh trong lớp là để nâng cao chất lượng học tập trong lớp. Phương pháp đánh giá được thiết kế giúp giáo viên tìm ra học sinh đang học được gì trên lớp và nhận thức được đến đâu. Để áp dụng phương pháp này, giáo viên cần nắm được 6 đặc điểm sau:
1. Học sinh là trung tâm
Việc đánh giá trong lớp học tập trung chủ yếu vào việc quan sát và nâng cao hoạt động học chứ không phải hoạt động dạy. Nhờ kết quả đánh giá, giáo viên và học sinh có thể tạo ra những điều chỉnh cần thiết để đẩy mạnh công tác học tập.
2. Giáo viên đóng vai trò định hướng
Giáo viên được tôn trọng sự tự do về học thuật cũng như những đánh giá mang tính chất chuyên môn. Mỗi giáo viên có quyền quyết định sẽ đánh giá cái gì, đánh giá như thế nào và làm gì với kết quả đánh giá đó. Thêm nữa, giáo viên cũng không bị buộc phải cung cấp thông tin đánh giá với người khác ngoài lớp học.
3. Giúp nhau cùng có lợi
Chính vì việc đánh giá là nhằm nâng cao hoạt động học nên giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ rằng việc tham gia chủ động của học sinh là rất cần thiết. 
Bằng cách tham gia tích cực vào quá trình đánh giá, học sinh sẽ nắm bắt nội dung khóa học tốt hơn và tăng cường khả năng tự đánh giá. Học sinh sẽ hứng thú học tập hơn nếu họ thấy khóa học thú vị và xứng đáng để họ đầu tư công sức. 
Giáo viên có thể nhận định rõ hơn sự tập trung của mình bằng cách trả lời 3 câu hỏi: “Tôi đang cố gắng dạy học sinh những kiến thức và kỹ năng thiết yếu nào?”, “Làm thế nào tôi biết được liệu học sinh có đang học những kiến thức và kỹ năng đó hay không?” và “Tôi phải làm gì để giúp họ học tốt hơn?”. 
Việc kết hợp chặt chẽ với học sinh khi trả lời những câu hỏi này sẽ giúp giáo viên tăng cường kỹ năng dạy và đạt được nhiều điều hiểu biết mới.
4. Tính chất xây dựng
Cần phải nhấn mạnh lại rằng mục đích của quá trình đánh giá trong lớp học là nhằm cải thiện chất lượng dạy học chứ không phải để đánh giá xếp loại học sinh. Vì vậy, giáo viên không nên phân hạng kết quả đánh giá và thông báo rộng rãi những thông tin đó.
5. Tính chất đặc thù
Việc đánh giá phải dựa vào những nhu cầu và đặc tính cụ thể của giáo viên và học sinh cũng như những nguyên tắc mà họ phải chấp hành. Những đánh giá có thể đúng trong lớp này nhưng chưa chắc đúng trong các lớp học khác.
6. Bắt nguồn từ quá trình dạy tốt
Quá trình đánh giá lớp học là một nỗ lực tạo ra những phản hồi về kết quả học tập của học sinh một cách có hệ thống hơn, linh hoạt và hiệu quả hơn. 
Giáo viên đặt ra câu hỏi, trả lời câu hỏi của học sinh, giám sát ngôn ngữ cơ thể và biểu hiện nét mặt, kiểm tra bài tập về nhà, các bài kiểm tra, v.v. Đánh giá trong lớp học cũng chính là một khâu liền mạch và hệ thống trong quá trình dạy và học.
Bằng cách nắm rõ 6 đặc điểm của phương pháp đánh giá trong lớp học như trên, giáo viên có thể khai thác kết quả đánh giá một cách hiệu quả nhất và đạt được mục tiêu cuối cùng là giúp quá trình học tập của học sinh ngày càng tốt hơn.
Theo GD&TĐ/Global Education

tin mới

Thư viện

Để sách trở thành người bạn của học trò

(Baonghean.vn) - Internet phát triển, điện thoại di động, mạng xã hội và rất nhiều mối quan tâm khác khiến giới trẻ ngày nay không còn nhiều người mặn mà với sách. Chính vì thế, gây dựng và phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường là điều hết sức cần thiết, dù với ở độ tuổi nào.

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.