Những cỗ che kéo bằng sức trâu “một thời tấu nhạc cho làng” những tưởng chỉ còn trong ký ức xa xăm, vẫn hiện hữu ở một số vùng quê Thanh Chương như những dụng cụ độc đáo. Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân chia sẻ: Gia đình tôi đã nhiều đời làm ng

Cận cảnh trâu kéo che ép mía nấu mật ở làng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mỗi năm khi tháng Chạp về, người dân nhiều vùng quê ở huyện Thanh Chương lại chộn rộn bước vào mùa kéo che, nấu mật đón Tết. Tiếng trâu kéo che ọt ẹt và mùi mật mía thơm lừng dường như càng làm cho Tết đến gần hơn.
Hiện nay ở Thanh Chương có nhiều địa phương còn duy trì nghề trồng mía, nấu mật, như xã Thanh Xuân, xã Thanh Dương, xã Thanh Tiên… Bên cạnh những chiếc máy ép hiện đại, một số hộ dân vẫn còn sử dụng che ép thủ công. Trong ảnh: Trâu kéo che ép mía tại gia đình ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân. Ảnh: Huy Thư
Hiện nay ở Thanh Chương có nhiều địa phương còn duy trì nghề trồng mía, nấu mật, như xã Thanh Xuân, xã Thanh Dương, xã Thanh Tiên… Bên cạnh những chiếc máy ép hiện đại, một số hộ dân vẫn còn sử dụng che ép thủ công. Trong ảnh: Trâu kéo che ép mía tại gia đình ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân. Ảnh: Huy Thư
Những cỗ che kéo bằng sức trâu “một thời tấu nhạc cho làng” những tưởng chỉ còn trong ký ức xa xăm, vẫn hiện hữu ở một số vùng quê Thanh Chương như những dụng cụ độc đáo. Ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân chia sẻ: Gia đình tôi đã nhiều đời làm nghề trồng mía nấu mật. Hiện nay, nhiều hộ dân sử dụng máy ép mía năng suất lao động cao, nhưng nhà tôi vẫn tận dụng cỗ che cũ này, phần vì lượng mía trồng được không nhiều, phần vì muốn giữ lại một chút “hương xưa” của nghề thủ công truyền thống. Ảnh: Huy Thư

Những cỗ che kéo bằng sức trâu “một thời tấu nhạc cho làng” những tưởng chỉ còn trong ký ức xa xăm, vẫn hiện hữu ở một số vùng quê Thanh Chương như những dụng cụ độc đáo. Ông Phạm Văn Hùng ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân chia sẻ: Gia đình tôi đã nhiều đời làm nghề trồng mía nấu mật. Hiện nay, nhiều hộ dân sử dụng máy ép mía năng suất lao động cao, nhưng nhà tôi vẫn tận dụng cỗ che cũ này, phần vì lượng mía trồng được không nhiều, phần vì muốn giữ lại một chút “hương xưa” của nghề thủ công truyền thống. Ảnh: Huy Thư

Che là dụng cụ để ép mía, gồm có 2 bộ phận chính: trục che và dù che. Trục che là 2 khối thép hình trụ cao khoảng 60 cm có bánh răng truyền lực dựng song song với nhau. Khối lớn gọi là “hòn ông” có rãnh ngang thường gắn với dù che là một thanh gỗ dài. Khối nhỏ là “hòn mụ” có rãnh dọc. Khi trâu đi vòng quanh che sẽ kéo trục che quay, ép nước mía chảy xuống bệ che và phát ra tiếng kêu ọt ẹt. Ảnh: Huy Thư
Che là dụng cụ để ép mía, gồm có 2 bộ phận chính: trục che và dù che. Trục che là 2 khối thép hình trụ cao khoảng 60 cm có bánh răng truyền lực dựng song song với nhau. Khối lớn gọi là “hòn ông” có rãnh ngang thường gắn với dù che là một thanh gỗ dài. Khối nhỏ là “hòn mụ” có rãnh dọc. Khi trâu đi vòng quanh che sẽ kéo trục che quay, ép nước mía chảy xuống bệ che và phát ra tiếng kêu ọt ẹt. Ảnh: Huy Thư
Trung bình 1 mẻ mía phải ép 6 -7 lần mới hết nước (3 lần ép sơ, 3 - 4 lần ép lại). Khi ép sơ, mía được đưa trực tiếp vào 2 hòn che, còn khi ép lại phải xếp mía tuồn vào 1 cái lỗ gọi là “lỗ mõ” để mía không bị vung vãi. Để mỗi cỗ che hoạt động, cần có ít nhất 3 người (điều khiển trâu, cấp mía cho che; nhận bã mía sau khi ép). Người điều khiển trâu nhiều khi kiêm luôn việc di chuyển bã mía. Ảnh: Huy Thư
Trung bình 1 mẻ mía phải ép 6 -7 lần mới hết nước (3 lần ép sơ, 3 - 4 lần ép lại). Khi ép sơ, mía được đưa trực tiếp vào 2 hòn che, còn khi ép lại phải xếp mía tuồn vào 1 cái lỗ gọi là  “lỗ mõ” để mía không bị vung vãi. Để mỗi cỗ che hoạt động, cần có ít nhất 3 người (điều khiển trâu, cấp mía cho che; nhận bã mía sau khi ép). Người điều khiển trâu nhiều khi kiêm luôn việc di chuyển bã mía. Ảnh: Huy Thư
Kéo che là công việc khá nặng nhọc, nên trâu kéo che phải chọn những con trâu khỏe, làm việc dai sức. Cứ 30 - 45 phút, khi thấy trâu kéo che đã mệt thì phải thay trâu kịp thời. Ông Nguyễn Chân Lý (60 tuổi) ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân cho hay: “Những năm gần đây, gia đình tôi không trồng mía, nhưng mỗi mùa kéo che, tôi vẫn thường đưa trâu đi giúp bà con trong làng”. Ảnh: Huy Thư
Kéo che là công việc khá nặng nhọc, nên trâu kéo che phải chọn những con trâu khỏe, làm việc dai sức. Cứ 30 - 45 phút, khi thấy trâu kéo che đã mệt thì phải thay trâu kịp thời.  Ông Nguyễn Chân Lý (60 tuổi) ở xóm Kim Sơn, xã Thanh Xuân  cho hay: “Những năm gần đây, gia đình tôi không trồng mía, nhưng mỗi mùa kéo che, tôi vẫn thường đưa trâu đi giúp bà con trong làng”. Ảnh: Huy Thư
Việc cấp mía cho che phải đều tay, nếu xếp mía quá nhiều vào "lỗ mõ" sẽ gây nghẽn che, phải dừng trâu sửa che rất mất công. Ảnh: Huy Thư
Việc cấp mía cho che phải đều tay, nếu xếp mía quá nhiều vào "lỗ mõ" sẽ gây nghẽn che, phải dừng trâu sửa che rất mất công. Ảnh: Huy Thư
Nước mía sau khi ép được người dân đổ vào thùng lóng bằng gỗ kê cao bên các chảo mật. Khi đã lắng cặn, người trực bếp sẽ cho nước mía chảy vào các chảo gang. Ảnh: Huy Thư
Nước mía sau khi ép được người dân đổ vào thùng lóng bằng gỗ kê cao bên các chảo mật. Khi đã lắng cặn, người trực bếp sẽ cho nước mía chảy vào các chảo gang. Ảnh: Huy Thư
Người dân xã Thanh Xuân sử dụng lò bằng đất bắc chảo gang để nấu mật. Lò thường được đào ở trên gò đất cao, gần nơi dựng che để tiện bề di chuyển nước mía. Họ dùng xẻng khoét sâu vào lòng đất hình miệng chảo, rồi đào lộng xuống. Mỗi lò thường bắc được 2 -3 chảo tương ứng với 2 - 3 cửa để đun củi và 2 - 3 cửa thoát khí phía sau. Ảnh: Huy Thư
Người dân xã Thanh Xuân sử dụng lò bằng đất bắc chảo gang để nấu mật. Lò thường được đào ở trên gò đất cao, gần nơi dựng che để tiện bề di chuyển nước mía. Họ dùng xẻng khoét sâu vào lòng đất hình miệng chảo, rồi đào lộng xuống. Mỗi lò thường bắc được 2 -3 chảo tương ứng với 2 - 3 cửa để đun củi và 2 - 3 cửa thoát khí phía sau. Ảnh: Huy Thư
Ông Phan Thái Xuân (55 tuổi) - một người dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nấu mật mía ở xã Thanh Xuân cho hay: Công việc quan trọng nhất khi nấu mật là phải vớt cho sạch bọt bẩn. Mía càng bẩn thì bọt càng nhiều. Lúc đầu là bọt đen được vớt bằng vợt, sau chuyển dần sang bọt trắng thì vớt bằng lá chuối. Nếu vớt bọt kỹ thì mật thành phẩm sẽ sáng, đẹp. Ảnh: Huy Thư
Ông Phan Thái Xuân (55 tuổi) - một người dân có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nấu mật mía ở xã Thanh Xuân cho hay: Công việc quan trọng nhất khi nấu mật là phải vớt cho sạch bọt bẩn. Mía càng bẩn thì bọt càng nhiều. Lúc đầu là bọt đen được vớt bằng vợt, sau chuyển dần sang bọt trắng thì vớt bằng lá chuối. Nếu vớt bọt kỹ thì mật thành phẩm sẽ sáng, đẹp. Ảnh: Huy Thư
Công đoạn nấu mật kéo dài trong 5 - 6 tiếng đồng hồ, người nấu mật phải túc trực để “dội mật”, vớt bọt và dục lửa, đảm bảo lửa trong lò luôn cháy ổn định. Ảnh: Huy Thư
Công đoạn nấu mật kéo dài trong 5 - 6 tiếng đồng hồ, người nấu mật phải túc trực để “dội mật”, vớt bọt và dục lửa, đảm bảo lửa trong lò luôn cháy ổn định. Ảnh: Huy Thư
Khi chảo mật vơi cạn, sôi bì bụp, chuyển màu cánh dán và tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, là công việc nấu mật đã hoàn thành. Trung bình 1 chảo nước mía, người dân ở đây sẽ nấu được 20 kg mật. Mùa kéo che nấu mật đang đem lại thu nhập, niềm vui cho người dân địa phương và mang hương vị Tết ngọt ngào đến với mọi nhà: “Tháng Chạp về tiếng che kêu rộn rã/Bã mía phơi thơm nức lối về”. Ảnh: Huy Thư

Khi chảo mật vơi cạn, sôi bì bụp, chuyển màu cánh dán và tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, là công việc nấu mật đã hoàn thành.  Trung bình 1 chảo nước mía, người dân ở đây sẽ nấu được 20 kg mật. Mùa kéo che nấu mật đang đem lại thu nhập, niềm vui cho người dân địa phương và mang hương vị Tết ngọt ngào đến với mọi nhà: “Tháng Chạp về tiếng che kêu rộn rã/Bã mía phơi thơm nức lối về”. Ảnh: Huy Thư

Trâu kéo che ép mía nấu mật ở xã Thanh Xuân (Thanh Chương). Video: Huy Thư

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.