Cỏ sữa lá nhỏ - khắc tinh của mụn nhọt

Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.

Cỏ sữa lá nhỏ còn có tên là vú sữa đất, cẩm địa, thiên căn thảo... là cây thảo, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa hè.

Theo nghiên cứu, dung dịch cỏ sữa có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ và các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Do đó, cỏ sữa lá nhỏ thường được dùng trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da, ngoài ra còn có tác dụng thông sữa, tăng tiết sữa,…

Cỏ sữa có hai loại là cỏ sữa lá nhỏ và cỏ sữa lá to nhưng cỏ sữa lá nhỏ thường được dùng làm thuốc hơn. Loại cây này mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Toàn cây có sữa lá nhỏ được dùng làm thuốc, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hè - thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.

Cỏ sữa lá nhỏ phối hợp với lá mơ lông và rau sam chữa lỵ (thể nhẹ).
Cỏ sữa lá nhỏ phối hợp với lá mơ lông và rau sam chữa lỵ (thể nhẹ).

Một số đơn thuốc thường dùng

Chữa hội chứng lỵ (thể nhẹ), dùng một trong các bài thuốc sau:

- Cỏ sữa lá nhỏ 100g. Rửa sạch, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, rau sam 80g, sắc với 300ml nước còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 5 - 7 ngày.

- Cỏ sữa lá nhỏ 100g, lá mơ lông 20g, hạt cau 25g,  rau sam 100g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần.

Phụ nữ sau đẻ thiếu sữa: Cỏ sữa tươi 100g, hạt cây gạo 40g, hai vị sắc kỹ, lấy nước nấu cháo với gạo ăn ngày 1 lần. Ăn 5 - 7 ngày.

Đại tiện ra máu do nhiệt: Cỏ sữa lá nhỏ 100g, cỏ nhọ nồi 60g, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 2 - 3 ngày.

Mẩn ngứa ngoài da: Cỏ sữa tươi, rửa sạch giã nát xoa vào chỗ bị mẩm ngứa hoặc nấu nước rửa.

Chữa mụn nhọt ngoài da (chưa vỡ mủ): Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên chỗ tổn thương, 2 giờ thay băng. Ngày đắp 2 lần.

Theo SK&ĐS

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.