Tình bạn giữa cụ Phan và bác sỹ Asaba Sakitaro: 'Cầu nối' hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

(Baonghean.vn) - Đó là khẳng định của các đại biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế "Chí sỹ Phan Bội Châu - Bác sỹ Asaba Sakitaro và quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản" được tổ chức vào sáng 15/12 tại TP Vinh.

» Phan Bội Châu - Con người của một thời đại, một xứ sở

 » Khám phá khu di tích quốc gia đặc biệt về chí sĩ Phan Bội Châu ở Nghệ An
 

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thành Cường
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thành Cường

Hội thảo do UBND tỉnh Nghệ An, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản phối hợp tổ chức.

Tham dự hội thảo, về phía Nhật Bản có các ông: Kunio Umeda - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Nghệ An; Hiroyuki Miyazawa - Nghị sĩ Quốc hội Nhật Bản; GS.TS Masaya Shiraishi - Đại học Waseda, Nhật Bản.

Vế phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: GS. TS Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; GS.TS Nguyễn Văn Kim - Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Về phía đại biểu tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Đắc Vinh – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Xuân Đường - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Phúc Hợp - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Lê Minh Thông - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Đoàn chủ trì hội thảo. Ảnh: Thành Cường
Đoàn chủ trì hội thảo. Ảnh: Thành Cường

Phát biểu chào mừng hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ sự vui mừng trước sự kiện khoa học quan trọng, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, con đường cứu nước của Phan Bội Châu là bước đi tiên phong trong việc thực nghiệm con đường cứu nước và phương thức cứu nước mới trong phong trào yêu nước Việt Nam trong 20 năm đầu thế kỷ XX.

Hội thảo sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ những giá trị tư tưởng và hoạt động yêu nước của chí sỹ Phan Bội Châu; đồng thời, làm sâu sắc hơn về giá trị đạo đức, tình bạn trong sáng, cao cả giữa chí sỹ Phan Bội Châu với bác sỹ Asaba Sakitaro cũng như mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.  

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng hội thảo. Ảnh: Phước Anh
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng - Bí thư Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu chào mừng hội thảo. Ảnh: Phước Anh

Hiện nay, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản được đánh giá là đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao, theo tinh thần Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á. 

Việc tổ chức hội thảo khoa học quốc tế và các hoạt động kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu trên quê hương Nghệ An - nơi sinh ra và nuôi dưỡng lòng yêu nước, chí hướng cứu nước của ông là việc làm thiết thực; không chỉ có ý nghĩa giáo dục về tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc, mà còn có đề cao giá trị tốt đẹp và nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển.

Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh
Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, cuộc đời và sự nghiệp của nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu để lại cho lịch sử dân tộc nhiều vấn đề cần được ghi nhận, học tập và rút kinh nghiệm. Ảnh: Phước Anh

Tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Đắc Vinh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ khẳng định, Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và là cái nôi của nhiều cuộc cách mạng trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Với truyền thống cách mạng và đấu tranh anh dũng, Nghệ An đã sinh ra nhiều người con ưu tú, anh hùng hào kiệt, trong đó có Phan Bội Châu - nhà văn hóa lớn, nhân vật trung tâm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. Cuộc đời, sự nghiệp cứu nước và tư tưởng của Phan Bội Châu đã để lại cho lịch sử dân tộc nhiều vấn đề cần được ghi nhận, học tập và rút kinh nghiệm.

Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An mong muốn, qua hội thảo lần này, ngoài việc tiếp tục khẳng định những đóng góp của chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu đối với phong trào giải phóng dân tộc và mối quan hệ của ông với bác sỹ Asaba Sakitaro, thì đây còn là cầu nối trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nói chung và tỉnh Nghệ An (Việt Nam) - tỉnh Gifu (Nhật Bản) nói riêng trong tiến trình hội nhập hiện nay.

Ông Kunio Umeda - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam
Ông Kunio Umeda - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thành Cường

Hội thảo khoa học quốc tế có sự tham gia của hàng trăm chuyên gia đầu ngành, các nhà khoa học, nhà văn hoá, giảng viên các trường đại học của Việt Nam và Nhật Bản. 46 tham luận chuyên sâu với nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau được trình bày tại phiên toàn thể và các tiểu ban nhấn mạnh khát vọng cứu nước mãnh liệt và ý chí, nghị lực phi thường, tầm vóc to lớn của sự nghiệp mà chí sỹ Phan Bội Châu đã cống hiến.

Chân dung nhà chí sỹ Phan Bội Châu và bác sỹ Asaba
Chân dung nhà chí sỹ Phan Bội Châu và bác sỹ Asaba Sakirato

Bác sỹ Asaba Sakitaro sinh ngày 1/3/1897 tại làng Umeda, quận Iwata, phố Asaba, trong vùng Umeyama thuộc huyện Shizuota, Nhật Bản. Tình bạn giữa Phan Bội Châu và Asaba Sakitaro có nhiều kỷ niệm cao đẹp. Hai con người cùng sinh một năm, đến từ 2 đất nước khác nhau, lại cùng chung chí hướng vì đại nghĩa dân tộc.

Kỷ niệm xúc động được nhiều tài liệu khoa học đề cập đến, đó là vào năm 1907, phong trào Đông Du đột ngột phải dừng lại bởi Hiệp ước Pháp - Nhật yêu cầu lưu học sinh Việt Nam phải rời khỏi nước Nhật. Để giải quyết khó khăn này, cần nguồn lực tài chính lớn. Phan Bội Châu đã viết thư gửi bác sỹ Asaba Sakitaro cậy nhờ sự giúp đỡ.

Thư gửi đi buổi sáng, buổi chiều đã có hồi âm tốt lành. Bác sỹ Asaba gửi cho Phan Bội Châu khoản tiền 1.700 yên, kèm những lời chứa chan tình cảm: “Nhặt nhạnh trong nhà chỉ còn có thế, tạm thời gửi trước. Lần sau nếu cần, đừng ngại, cứ lên tiếng. Tôi sẽ làm những gì có thể làm được”.

Phải biết rằng, tiền lương hàng tháng của hiệu trưởng một trường tiểu học ở Nhật Bản bấy giờ chỉ khoảng 18 yên, mới thấy món tiền giúp đỡ ấy có giá trị đến nhường nào. Nhưng cái lớn lao nhất nằm ở tấm lòng người cho.

Trước khi rời Nhật Bản, ngày 8/3/1909, Phan Bội Châu đến chào Asaba và cảm ơn tấm lòng hào hiệp của bác sỹ. Không ai ngờ rằng, đó là cuộc gặp cuối cùng. Năm sau, vào ngày 25/9/1910, Asaba Sakitaro mất tại nhà riêng vì bệnh lao phổi./.


Phước Anh

tin mới

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

Hội thảo khoa học 'Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại'

(Baonghean.vn) - Sáng 27/3, tại thủ đô Hà Nội, Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) phối hợp với Báo Quân đội Nhân dân và Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại”.

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.