Tướng Cương: Từ sự kiện Gạc Ma, Việt Nam phải vươn lên mạnh mẽ

(Baonghean) - Tròn 30 năm diễn ra sự kiện Gạc Ma (ngày 14/3/1988), sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam tạc vào lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam, nhắc nhở các thế hệ nêu cao tinh thần yêu nước, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Báo Nghệ An có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công an để làm rõ bối cảnh cũng như những bài học lịch sử xung quanh sự kiện này.
Gạc Ma có vị trí đặc biệt quan trọng ở quần đảo Trường Sa.
Gạc Ma có vị trí đặc biệt quan trọng ở quần đảo Trường Sa.
P.V: Thiếu tướng có thể đánh giá khái quát bản chất của sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam ngày 14/3/1988?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam 6 đảo đá chìm ở quần đảo Trường Sa, bao gồm: Gạc Ma, Tư Nghĩa, Ga Ven, Chữ Thập, Xu bi, Châu Viên. Trong đó, ngày 14/3/1988, Trung Quốc đánh chiếm được đảo Gạc Ma.
Các chiến sỹ hải quân của chúng ta đã chiến đấu hết sức dũng cảm, thể hiện tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Trong tương quan lực lượng, hải quân Trung Quốc lớn gấp 10 lần Hải quân Nhân dân Việt Nam nhưng các chiến sỹ hải quân của chúng ta đã chiến đấu không hề run sợ, vẫn bám đất, giữ đảo đến tận cùng. Trong cuộc chiến tại Gạc Ma, 64 chiến sỹ hải quân của ta đã anh dũng hy sinh.
Vào thời điểm Trung Quốc đánh chiếm, Việt Nam đã sở hữu quần đảo Trường Sa từ giữa thế kỷ XVIII, mà không có sự tranh chấp nào; các hòn đảo ở Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của nước ta, đúng với luật pháp quốc tế. Do đó, Trung Quốc dùng lực lượng hải quân đánh chiếm 6 đảo nói trên là hành động xâm lược chủ quyền của Việt Nam.
Trước hết đây là một hành động vi phạm Khoản 3, Điều 2: quy định các thành viên Liên Hợp quốc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; Khoản 4, Điều 2: cấm chỉ các thành viên Liên Hợp quốc đe dọa dùng vũ lực hoặc trực tiếp dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp của Hiến chương Liên Hợp quốc.
Trung Quốc cũng đã vi phạm Nghị quyết 2625 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc tháng 10/1970, quy định lãnh thổ một quốc gia không thể là đối tượng cưỡng chiếm của quốc gia khác, những lãnh thổ bị cưỡng chiếm bằng vũ lực không tạo ra cơ sở pháp lý cho nước đi chiếm. Trung Quốc cũng vi phạm Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
P.V: Thiếu tướng có thể phân tích hơn vì sao Trung Quốc lại đánh chiếm 6 hòn đảo của Việt Nam ở Trường Sa vào năm 1988 mà không phải là thời gian khác?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Việc đánh chiếm 6 hòn đảo của Việt Nam, trong đó có đảo Gạc Ma là một hành động nằm trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Sở dĩ, họ chọn thời điểm này để đánh chiếm 6 đảo đá của Việt Nam vì nước ta lúc đó đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tình cảnh chưa bao giờ khó khăn đến vậy.
Còn đối với thế giới, lúc này Liên Xô, đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, thời điểm 1988 cũng rơi vào khủng hoảng toàn diện, phải gồng mình xử lý những vấn đề nội bộ cả về kinh tế, chính trị và xã hội. Họ không còn đủ sức để quan tâm đến Việt Nam.
Vòng tròn bất tử ở Tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: tuoitre.vn
Vòng tròn bất tử ở Tượng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ảnh: tuoitre.vn
Bối cảnh trong nước, quốc tế lúc đó như vậy nên Trung Quốc đánh chiếm các đảo của Việt Nam thì Mỹ, Liên Xô không phản đối, cộng đồng quốc tế không phản đối, Việt Nam bị cô lập hoàn toàn. Lúc đó, thậm chí Trung Quốc còn kết hợp với Mỹ bao vây cấm vận Việt Nam.
6 đảo đá của Việt Nam mà Trung Quốc đánh chiếm có vị trí chiến lược quan trọng, tạo thành một thế phòng thủ chiến lược chốt chặn toàn bộ khu vực Trường Sa từ cực Bắc đến cực Nam, từ cực Đông đến cực Tây. Về lâu dài có khả năng khống chế toàn bộ mọi phương tiện qua lại trên Biển Đông khi cần thiết.
P.V: Từ sự kiện Gạc Ma, chúng ta có thể rút ra bài học gì, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Theo tôi có 5 bài học cần lưu ý:
Thứ nhất: Cần nhận thức rõ bạn - thù, đối thủ - đối tác. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng năm 2003 và năm 2013 đã nói rõ về quan hệ đối tượng và đối tác.
Sau vụ xâm lược ở Gạc Ma và những hành động xâm lấn chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc đã cho Đảng ta nhận thức mới về đối tượng và đối tác. Trong vấn đề này thì Trung Quốc là đối tượng, đối tác hợp tác, nhưng trong vấn đề khác thì Trung Quốc lại là đối tượng đấu tranh, nhất là các vấn đề trên Biển Đông.
Thứ hai: Không để Việt Nam bị cô lập trên thế giới, đây là bài học quan trọng nhất. Năm 1988, Việt Nam rơi vào thế bị cô lập hoàn toàn. Trung Quốc và Mỹ cùng với các thế lực phản động trên thế giới tập trung bao vây, cấm vận Việt Nam.
Nhận thức được điều đó, đến nay Việt Nam đã có quan hệ đối tác toàn diện với 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và nhiều tổ chức, nhiều quốc gia trên thế giới.
Phải gắn liền với cộng đồng quốc tế, làm cho sức mạnh dân tộc gắn bó với sức mạnh thời đại mới có đủ sức mạnh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Đảo Gạc Ma, Quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.Ảnh AMTI/Digital Globe
Đảo Gạc Ma, Quần đảo Trường Sa, Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.Ảnh AMTI/Digital Globe
Thứ ba: Việt Nam phải vươn lên mạnh mẽ. Gần 100 triệu người Việt Nam với sức mạnh đoàn kết, với một nền kinh tế phát triển mạnh, có sức mạnh quân sự, an ninh sẽ là điều kiện lớn để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Thứ tư: Sau sự kiện Gạc Ma 1988, lịch sử cho thấy rằng, dân tộc Việt Nam trên dưới một lòng, hòa thuận là điều kiện quan trọng để giữ nước. Sau Đại hội Đảng lần thứ XII, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã bước sang bước ngoặt mới, hàng chục vụ án lớn, hàng chục cán bộ cao cấp bị xử lý, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị.
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6 (khóa XII) cũng là những biện pháp quan trọng nhất để Đảng ta tạo ra sự đồng thuận, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, làm cho người dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo nên sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam.
Thứ năm: Cần phải đưa sự kiện Gạc Ma vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc; cần đưa vào trong hệ thống sách giáo khoa trong nhà trường, cần nghiên cứu sâu hơn về sự kiện này. Báo chí cũng cần tuyên truyền mạnh mẽ về nội dung, ý nghĩa của sự kiện lịch sử này.
P.V: Cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trao đổi này.

tin mới

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 11/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; HĐND tỉnh tổ chức các cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết; Nghệ An tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn hôm nay.

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

Đề xuất phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thẩm tra, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh thống nhất đề xuất phương án phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 với số tiền hơn 356 tỷ đồng theo từng lĩnh vực.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(Baonghean.vn)- Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung ký công điện yêu cầu người đứng đầu sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai quyết liệt hơn nữa, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

Băn khoăn đặt tên làng, tên xã sau sáp nhập

(Baonghean.vn) - Một vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm liên quan đến dự kiến đặt tên đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ở các địa phương hiện nay. Vậy, đặt tên như thế nào đảm bảo phù hợp là việc cần phải được nghiên cứu bài bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Thanh An thăm, chúc Tết cổ truyền Bunpimay tại tỉnh Khăm Muộn, CHDCND Lào

(Baonghean.vn) - Từ ngày 9-10/4, Đoàn công tác của tỉnh Nghệ An do đồng chí Bùi Thanh An - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết cổ truyền Bunpimay tới Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lào tại tỉnh Khăm Muộn.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 10/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 10/4

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở NN&PTNT; Các đoàn công tác tỉnh Nghệ An thăm và chúc Tết cổ truyền Bunpimay; công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ… là những thông tin nổi bật ngày 10/4.