Đàm phán Anh-EU về Brexit: Khó khăn nhất vẫn đang ở phía trước

Các nhà lãnh đạo châu Âu ngày 15/12, đã chính thức bật đèn xanh cho các nhà đàm phán của EU và Anh bước vào giai đoạn đàm phán thứ 2 về Brexit.

Vui lòng nhập tối thiểu 5 từ giúp ích cho việc tìm kiếm.
 

Tuy nhiên, các lãnh đạo châu Âu và Anh đều tuyên bố “những đàm phán sắp tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều”. Đó là một nhận thức rất thực tế. Khác với thoả thuận Brexit giai đoạn 1 là để giải quyết việc chia tay, mục đích mà hai bên muốn tiến tới trong giai đoạn 2 lại có thể xem như là một sự “tái hôn” giữa EU và Vương quốc Anh.

Cuộc “tái hôn” này sẽ diễn ra dưới dạng một thoả thuận thương mại mới, định hình đúng tính chất mới của mối quan hệ giữa hai bên một khi nước Anh không còn là một thành viên của Liên minh nhưng lại vẫn là một quốc gia có đủ mọi sức ảnh hưởng về kinh tế, chính trị và quốc phòng lên toàn bộ châu Âu.

Thoả thuận thương mại mới sẽ phản ánh lợi ích chiến lược lâu dài của cả hai bên và vì thế, mọi nhượng bộ đều là vô cùng khó khăn. Vị thế chính trị hiện nay của bà Theresa May càng làm cho những đàm phán tới phức tạp hơn.

Tại nước Anh, bà May đang chịu sức ép nặng nề từ mọi phía, từ dư luận, các đối thủ chính trị đến chính nội bộ đảng Bảo thủ, nên gần như chắc chắn sẽ phải thể hiện một thái độ đàm phán cứng rắn hơn rất nhiều nếu không muốn chính chiếc ghế Thủ tướng của mình sụp đổ.

Điều này đặt EU vào một tình thế khó xử. Một mặt, Liên minh cũng không thể nhượng bộ một khi Chính phủ của bà Theresa May gia tăng quan điểm cứng rắn trong đàm phán.

Mặt khác EU càng không muốn nước Anh có một người đối thoại khác thay cho bà Theresa May, bởi lẽ ít nhiều thì sợi dây liên hệ giữa bà Theresa May với các quan chức hàng đầu châu Âu đã được thiết lập trong thời gian qua. Và quan trọng nhất, là vì thời gian còn lại cho đến cột mốc tháng 3/2019 là quá ít ỏi cho bất cứ một xáo trộn cấp cao nào từ phía nước Anh./.

Theo VOV.VN

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.