Truyền thông quốc tế phân tích phát biểu của lãnh đạo Mỹ - Trung tại Đà Nẵng

Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về hai bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi hai nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tới Đà Nẵng dự hội nghị cấp cao APEC ngày 10/11.
 

Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh ngày 9/11 (Ảnh: Reuters)
Chủ tịch Tập Cận Bình đón Tổng thống Donald Trump tại Bắc Kinh ngày 9/11. Ảnh: Reuters

Trong bài viết với nội dung đề cập tới bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC (CEO Summit) ở Đà Nẵng vào chiều qua 10/11, đài BBC đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Hội nghị APEC: Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đưa ra tầm nhìn khác biệt về thương mại”.

Theo BBC, Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra hai tầm nhìn hoàn toàn khác biệt về tương lai của thương mại toàn cầu. Trong khi Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ không chấp nhận vấn đề “lợi dụng thương mại”, Chủ tịch tập cho biết toàn cầu hóa là xu thế không thể đảo ngược.

Ông Trump cho biết Mỹ sẽ theo đuổi các thỏa thuận song phương với “bất kỳ đối tác nào tại Ấn Độ - Thái Bình Dương” nhưng phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau và có đi có lại. Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình ủng hộ các thỏa thuận thương mại đa phương và ông cho rằng các thỏa thuận này sẽ giúp các quốc gia có nền kinh tế yếu hơn được hưởng lợi.

BBC cũng trích dẫn nhận định của phóng viên kinh tế Karishma Vaswani cho biết, Tổng thống Trump đã gửi một thông điệp rõ ràng thông qua bài phát biểu tại Đà Nẵng, đó là ông muốn xây dựng các thỏa thuận thương mại song phương, còn các thỏa thuận đa phương rộng mở không phát huy tác dụng với Mỹ. Về phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho thấy một tầm nhìn về tương lai mà ở đó các nền kinh tế đảm bảo tính kết nối và toàn diện.

Theo Vaswani, Mỹ là “kiến trúc sư” của nhiều thỏa thuận thương mại tự do và đa phương tại châu Á và từ đó nhiều quốc gia đã mở cửa và cải cách nền kinh tế theo hướng đi của Mỹ. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Trump, vai trò này của Mỹ đã thay đổi.

Tổng thống Trump phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng ngày 10/11 (Ảnh: AFP)
Tổng thống Trump phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng ngày 10/11. Ảnh: AFP

Trong bài viết với tiêu đề “Tổng thống Trump chỉ trích các quốc gia lợi dụng Mỹ tại hội nghị APEC”, báo Guardian đã dẫn lại một loạt các nội dung trọng tâm trong phát biểu của nhà lãnh đạo Mỹ, đặc biệt là về quan hệ thương mại “bất bình đẳng” Mỹ và các nước. Guardian cũng nhận định bài phát biểu của Tổng thống Trump khác biệt “đáng kể” so với bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại CEO Summit.

Guardian dẫn lời nhà bình luận Mỹ Einar Tangen, một nhà phân tích nổi tiếng với lập trường ủng hộ Trung Quốc, cho biết hai bài phát biểu của hai nhà lãnh đạo tại hội nghị APEC lần này đã cho thấy một “khoảnh khắc lịch sử”. Theo Tangen, tầm nhìn của Chủ tịch Tập trái ngược với quan điểm cứng rắn của Tổng thống Trump.

Liên quan tới phát biểu của Tổng thống Trump, trang tin SBS của Australia cũng đăng tải bài phân tích với tiêu đề “Tổng thống Trump ở Việt Nam: Mỹ không chấp nhận thương mại bất bình đẳng thêm nữa”. Bài viết đã nhắc lại trích dẫn câu nói của nhà lãnh đạo Mỹ trong bài phát biểu, rằng ông sẽ “đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết” và ông mong muốn tất cả mọi người có mặt trong khán phòng cũng đặt quốc gia của mình lên trên hết.

Theo nhận định của USA Today, trong bài phát biểu của mình tại CEO Summit, Tổng thống Trump không nêu cụ thể tên của các quốc gia, song dường như nhà lãnh đạo Mỹ muốn dành lời khen ngợi cho các nền kinh tế thành viên APEC, từ Việt Nam cho tới Philippines, vì sự đóng góp tích cực của các nước đối với nền kinh tế toàn cầu. USA Today dẫn lời cố vấn cấp cao về các nền kinh tế châu Á cho Trung tâm nghiên cứu quốc tế và Chiến lược tại Mỹ Matthew P. Goodman cho biết “hiện vẫn còn nhiều hoài nghi về mức độ chắc chắn cũng như cách tiếp cận chính xác mà Tổng thống Trump muốn thực hiện đối với các mối quan hệ kinh tế song phương”.

Theo New York Times, mặc dù cùng đứng trên một sân khấu và phát biểu tại cùng một hội nghị song Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đã đưa ra các thông điệp “trái ngược đáng kể” liên quan tới vấn đề thương mại toàn cầu. Trong khi đó, bài viết trên CNBC cũng chỉ ra sự khác biệt trong lập trường của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung khi hai ông phát biểu tại CEO Summit ở Đà Nẵng hôm qua.

Theo Dân trí

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.