Tại sao chuyến thăm châu Á của Trump là chuyến công du dài nhất trong lịch sử Hoa Kỳ?

Chuyến thăm châu Á lần này của Donald Trump là chuyến công du nước ngoài dài nhất của một vị Tổng thống Mỹ. Chuyến công du lần này đi qua Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, nơi ông Trump sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, và Philippines.

Theo ý kiến của nhà chính trị học GS Dmitry Mosyakov từ Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Nhà Trắng đã  lựa chọn thời gian và hành trình chuyến công du lần này vì trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã xuất hiện mối nguy cơ lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua - các tham vọng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

Mục tiêu chính của Tổng thống Mỹ,  - ông Mosyakov cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik,  - là tìm kiếm đồng minh để đối phó Bắc Triều Tiên, ông đang cố gắng củng cố mối quan hệ với các nước đó để cùng nhau giáng trả mối đe dọa hạt nhân từ phía Bắc Triều Tiên. Tất nhiên, ông cũng cố gắng trấn an các nước này rằng, một số câu nói của ông khi còn là ứng viên tổng thống, và việc ông rút khỏi dự án TPP  không có nghĩa là Mỹ từ bỏ vai trò chủ đạo, theo quan điểm của Mỹ, trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Dưới thời ông Trump, trong chính sách của Mỹ đã gia tăng khía cạnh quân sự. Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama giữ các lập trường hoàn toàn khác nhau. Lúc đầu đã có vẻ ông Trump chưa có lập trường cụ thể, nhưng, bây giờ có thể thấy rõ rằng, Hoa Kỳ vẫn sẽ hiện diện ở Đông Á và sẽ thể hiện một quan điểm cứng rắn hơn.

Trong thời gian ở thăm Trung Quốc ông Trump đã thảo luận về một vấn đề rất quan trọng — tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Trump đã được chào đón nồng nhiệt ở Trung Quốc, nhưng, ông bằng mọi cách đưa ra những câu hỏi trực tiếp với Trung Quốc về kết cấu thương mại Mỹ-Trung Quốc và mối quan hệ kinh tế. Bởi vì Trung Quốc có đủ khả năng tiếp cận thị trường Mỹ, còn người Mỹ gặp khó khăn lớn trong việc thâm nhập thị trường Trung Quốc, — Giáo sư Mosyakov cho biết.

Ông Mosyakov cho rằng, tại cuộc gặp với nhà lãnh đạo Trung Quốc, Donald Trump đã làm rõ lập trường của Hoa Kỳ: Mỹ sẽ không bao giờ rời khỏi Biển Đông và sẽ không cho phép Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo trong khu vực này. Lập trường này là rất rõ ràng, dù nó không được phản ánh trong các văn kiện chính thức về cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, vì nó được xác định trước bởi toàn bộ chính sách của Tổng thống Trump.

Theo Sputnik

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.