Mỹ không có 'cửa thắng' trong khủng hoảng Triều Tiên?

(Baonghean.vn) - Các phương án lựa chọn của Donald Trump về vấn đề Triều Tiên rất hạn chế, bởi chính Kim Jong-un là người quyết định các vụ thử hạt nhân và tên lửa. Mỹ không thể tin tưởng Trung Quốc và phải phải tìm kiếm một nhà thương thuyết trung lập.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh AP
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh AP

Vụ thử bom hydro của Triều Tiên hôm 3/9 hẳn là một vấn đề vô cùng hệ trọng đối với nước Mỹ. Chỉ một quả bom như vậy, khi được sử dụng trong một cuộc tấn công, có thể xóa sổ cả một thành phố như New York. Một vụ nổ bom hydro trên bầu trời Thung lũng Silicon có thể hoàn toàn làm tê liệt hoạt động của các ông lớn công nghệ của Mỹ như Apple, Facebook và Google. Và Bình Nhưỡng sẽ sớm sở hữu phương tiện để tiến hành những cuộc tấn công như vậy.

Cho đến nay Mỹ đã không thành công trong việc chấm dứt các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Đã 11 năm kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt các đòn trừng phạt đối với Triều Tiên sau khi quốc gia này tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên. Kể từ đó, chính quyền Bình Nhưỡng đã không ngừng nâng cao năng lực tấn công hạt nhân. Từ những phản ứng gần đây của Washington trước các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, có thể thấy rõ Mỹ không mong đợi kết quả hiện nay và hoàn toàn chưa sẵn sàng đối phó với tình hình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hăm dọa chế độ tại Triều Tiên. Nhưng cả một cuộc tấn công thông thường lẫn tấn công hạt nhân đều không phải là phương án thực tế đối với Washington. Hàn Quốc và Nhật Bản - các đồng minh khu vực của Mỹ, sẽ không ủng hộ điều đó, bởi họ sẽ là các nạn nhân trực tiếp của bất cứ cuộc tấn công trả đũa nào. Và nếu Mỹ chọn cách tạo sức ép thông qua tăng cường trừng phạt Triều Tiên và chờ đợi phát huy tác dụng, Bình Nhưỡng sẽ có thêm thời gian để hoàn thiện các tên lửa của mình.

Triều Tiên muốn đàm phán một hiệp ước hòa bình với sự bảo đảm rằng các đòn trừng phạt sẽ được gỡ bỏ. Nhưng đó chưa phải tất cả, Triều Tiên còn muốn được cộng đồng quốc tế thừa nhận là một quốc gia hạt nhân. Giới chức Triều Tiên viện dẫn ví dụ về Pakistan, nước được Mỹ chấp nhận là một quốc gia hạt nhân. Vì thế với các cuộc đàm phán với Triều Tiên, nước Mỹ có thể sẽ phải từ bỏ yêu cầu về một Bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân. Nước này có thể đàm phán được một sự hạn chế đối với kho vũ khí hạt nhân, không có gì khác nữa. Nhưng điều đó sẽ không thể chấp nhận được đối với Seoul và Tokyo.

“Trò nước đôi” của Trung Quốc cũng đang chọc giận chính quyền Trump. Mỹ dựa vào Bắc Kinh để thực thi các đòn trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên. Nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang theo đuổi các mục tiêu riêng. Lệnh cấm vận dầu lửa được đề xuất áp đặt với Triều Tiên sẽ không có được sự ủng hộ của Trung Quốc. Thứ nữa, Bắc Kinh muốn làm suy yếu tầm ảnh hưởng của Washington tại Đông Á. Chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng đang tỏ ra khá hữu dụng để Bắc Kinh đối diện với liên minh của Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản.

Về phần Nga, dù thế nào đi nữa cũng không phải là một bên trung lập trong cuộc xung đột Triều Tiên. Suy nghĩ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn làm bẽ mặt Mỹ không thể bị xóa bỏ. Sự tiến bộ nhanh của công nghệ tên lửa Triều Tiên làm tăng nghi ngờ về sự giúp đỡ của Nga dù không có bằng chứng xác thực nào về điều đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, cán cân quyền lực đã thay đổi tại Viễn Đông đều cho thấy tầm quan trọng của Nga trong khu vực. Việc Moskva kiên quyết đối thoại thay vì tăng trừng phạt phù hợp với vai trò này.

Nhìn từ nhiều góc độ, dường như Mỹ chính là kẻ thất bại chính trong cuộc xung đột Triều Tiên hiện nay. Những dòng trạng thái của Tổng thống Trump về Triều Tiên cũng phơi bày thực tế này.

Washington nên tìm kiếm một trung gian hòa giải trung lập để giải quyết xung đột, chẳng hạn Thụy Điển hoặc Đức. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ đòi hỏi “độ chín” cao hơn tại Washington - điều bấy lâu nay vẫn thiếu vắng.

Phú Bình

(Theo DW)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.