Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên ngừng thách thức hòa bình thế giới

Seoul ủng hộ lệnh trừng phạt thứ chín của Liên Hợp Quốc nhằm vào Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi nước này ngừng thách thức hòa bình thế giới.

han-quoc-yeu-cau-trieu-tien-ngung-thach-thuc-hoa-binh-the-gioi

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Park Soo-hyun. Ảnh: Yonhap.

"Triều Tiên cần nhận ra các hành động liều lĩnh thách thức hòa bình thế giới sẽ chỉ mang lại những lệnh trừng phạt mạnh tay hơn từ cộng đồng quốc tế", người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Park Soo-hyun tuyên bố. Seoul khẳng định giải pháp duy nhất để Bình Nhưỡng thoát khỏi cảnh bị cô lập và khó khăn kinh tế là chấm dứt hoàn toàn chương trình hạt nhân, Reuters ngày 12/9 đưa tin.

Với sự ủng hộ từ Nga và Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua bỏ phiếu thông qua dự thảo nghị quyết trừng phạt Triều Tiên do Mỹ soạn thảo với tỷ lệ 15 ủng hộ - 0 phản đối.

Lệnh trừng phạt mới cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng may mặc, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ, khí thiên nhiên hóa lỏng và ngưng tụ, hạn chế thuê lao động Triều Tiên tại nước ngoài, yêu cầu các nước thuê lao động Triều Tiên thông báo ngày hết hạn hợp đồng hiện có. Nghị quyết mới còn cho phép các nước kiểm tra tàu nghi chở hàng Triều Tiên bị cấm nhưng trước hết phải được quốc gia sở hữu tàu đó đồng ý. 

han-quoc-yeu-cau-trieu-tien-ngung-thach-thuc-hoa-binh-the-gioi-1

Lệnh trừng phạt nhằm vào vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên. Bấm vào ảnh để xem đầy đủ.

Lệnh trừng phạt mới thể hiện quyết tâm ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế trong việc có hành động với Triều Tiên. Nghị quyết được thông qua chỉ 8 ngày sau khi Triều Tiên thử hạt nhân lần 6 hôm 3/9. Các lệnh trừng phạt trước đó, kể từ năm 2006, thường mất nhiều tháng để được thông qua.

Lần gần nhất Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết trừng phạt Triều Tiên là ngày 5/8, sau khi Bình Nhưỡng phóng thử hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong tháng 7./.

Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.