Hàn Quốc xem xét nhiều biện pháp gây sức ép với Bình Nhưỡng

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 12/9 tuyên bố đang xem xét nhiều biện pháp ngoại giao nhằm gia tăng sức ép của cộng đồng quốc tế với Triều Tiên để buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ các tham vọng hạt nhân và tên lửa.


Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn Cho June-hyuck của bộ trên nêu rõ: “Nhiều biện pháp ngoại giao đang được xem xét nhằm tăng cường sức ép của cộng đồng quốc tế với Triều Tiên trong trường hợp nước này vẫn tiếp tục các hành động khiêu khích.

Người phát ngôn Cho June-hyuck.(Nguồn: Yonhap)
Người phát ngôn Cho June-hyuck.(Nguồn: Yonhap)

Quan chức trên cũng đánh giá nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Triều Tiên sẽ có tác động lớn do các biện pháp trừng phạt trong nghị quyết trên sẽ chặn nguồn tiền cho các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Khi được hỏi liệu Seoul có đưa ra những biện pháp riêng của mình hay không, ông Cho nêu rõ việc quan trọng hiện nay là đảm bảo rằng tất cả các nghị quyết và biện pháp trừng phạt hiện hành phải được thực thi nghiêm chỉnh.

Trước đó, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha và người đồng cấp Hà Lan Bert Koenders đã thảo luận các biện pháp đối phó với những vụ thử hạt nhân gần đây nhất của Triều Tiên và nhất trí hưởng ứng các biện pháp trừng phạt bổ sung, cũng như những nỗ lực đối thoại.

Theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, hai nhà ngoại giao đã đạt được một thỏa thuận trong cuộc điện đàm 10 phút vào đêm 11/9.

Theo đó, Ngoại trưởng Kang bày tỏ kỳ vọng Hà Lan sẽ tham gia tích cực vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế hướng tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang có ý định ứng cử vào Hội đồng Bảo an năm tới với tư cách ủy viên không thường trực.

Đáp lại, Ngoại trưởng Koenders nhắc lại sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Hà Lan đối với chính sách của Hàn Quốc về Triều Tiên và cam kết gia tăng nỗ lực thông qua các biện pháp trừng phạt và sức ép do ​Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và EU dẫn đầu.

Trước đó, 15 nước ủy viên ​Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua nghị quyết mới tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng nhằm đáp trả vụ thử hạt nhân thứ sáu của Triều Tiên hôm 3/9 vừa qua.

Bên cạnh các biện pháp trừng phạt cứng rắn, đáng chú ý là nghị quyết mới kêu gọi triển khai các biện pháp ngoại giao, đặc biệt là khôi phục các cuộc đàm phán sáu bên. Dư luận quốc tế sau đó đã đồng loạt hoan nghênh nghị quyết trên.

Phát biểu tại một cuộc họp của nội các ngày 12/9, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon hoan nghênh nghị quyết mới của ​Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Triều Tiên, nhấn mạnh việc này cho thấy cộng đồng quốc tế có tiếng nói thống nhất về vấn đề Triều Tiên, cho dù văn bản này không mạnh mẽ như dự thảo ban đầu do Mỹ đưa ra.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Lee cũng nhắc lại rằng Seoul không xem xét khả năng đưa các loại vũ khí hạt nhân của Mỹ trở lại Bán đảo Triều Tiên, cho dù Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình hình căng thẳng hiện nay trong khu vực.

Ông Lee nhấn mạnh Seoul kiên định duy trì nguyên tắc phi hạt nhân hóa.

Cũng ủng hộ nghị quyết trên của ​Hội đồng Bảo an, Bộ Thống nhất Hàn Quốc bày tỏ kỳ vọng rằng các biện pháp trừng phạt mới sẽ góp phần giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Trong khi đó, Hội đồng Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc (NRC) cùng ngày thông báo đã quyết định kiến nghị lên báo cáo viên đặc biệt của ​Liên hợp quốc về tình hình nhân quyền Triều Tiên để điều tra xem tình trạng của những công dân Hàn Quốc bị bắt giữ tại quốc gia láng giềng này.

Theo một quan chức NRC, quyết định trên được đưa ra trong phiên họp toàn thể của cơ quan này ngày 11/9.

Cụ thể, một số phương án nhằm đảm bảo an toàn cho những công dân Hàn Quốc bị bắt giữ vốn được ủy ban đặc biệt của NRC về nhân quyền Triều Tiên đệ trình sẽ được bàn thảo.

Ngoài ra, NRC cũng quyết định gửi tới Tổng thư ký Liên hợp quốc một bức thư của Chủ tịch NRC kêu gọi mở một cuộc điều tra về việc Triều Tiên giam giữ những công dân Hàn Quốc./.

Theo Vietnamplus

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.