Hàn Quốc 'nuôi' 3.000 đặc nhiệm nhằm ám sát lãnh đạo Triều Tiên?

Lữ đoàn đặc nhiệm mang tên "Spartan 3000" có nhiệm vụ xâm nhập, ám sát nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các quan chức cấp cao của Triều Tiên.

Đặc nhiệm Hàn Quốc biểu diễn cận chiến

"Giải pháp răn đe tốt nhất chúng tôi có, ngoài việc sở hữu vũ khí hạt nhân, chính là đe dọa mạng sống của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un", tướng Shin Won-sik, cựu chiến lược gia hàng đầu của Hàn Quốc, tuyên bố. Seoul đang xây dựng lữ đoàn đặc nhiệm mang tên "Spartan 3000" nhằm vô hiệu hóa bộ máy lãnh đạo của Bình Nhưỡng, theo NYTimes.

Spartan 3000 có thành phần gồm 3.000 lính thủy đánh bộ được huấn luyện đặc biệt. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo tuyên bố Spartan 3000 có thể bí mật xâm nhập Triều Tiên bằng trực thăng và máy bay vận tải vào ban đêm, trước khi tung đòn ám sát các lãnh đạo hàng đầu của chính phủ và quân đội nước này.

Hiếm khi một quốc gia công bố chiến lược ám sát nguyên thủ nước khác. Seoul có thể đang tìm cách răn đe, buộc Bình Nhưỡng suy nghĩ về hậu quả của việc theo đuổi chương trình hạt nhân. Tình báo Hàn Quốc khẳng định việc công khai thông tin về Spartan 3000 đã có hiệu quả nhất định, khi ông Kim Jong-un giảm bớt số lần xuất hiện trước công chúng và đổi ôtô để tránh bị phát hiện.

Quân đội Hàn Quốc đã chuẩn bị hai kế hoạch mang tên "Chuỗi tiêu diệt" (KC) và "Trả đũa và Trừng phạt quy mô lớn" (KMPR), huy động hàng trăm tên lửa và đặc nhiệm chạy đua với thời gian để ngăn Bình Nhưỡng tung ra đòn tấn công hạt nhân hủy diệt.

Cốt lõi của KMPR là khả năng phát hiện dấu hiệu Triều Tiên chuẩn bị tấn công hạt nhân như các bệ phóng tên lửa được triển khai, giới lãnh đạo Triều Tiên sơ tán khỏi thành phố, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo rời căn cứ. Các máy bay trinh sát RQ-4 Global Hawk Block 30 và RC-800 sẽ được triển khai để giám sát và nghe lén thông tin liên lạc ở Triều Tiên.

lu-doan-3000-dac-nhiem-han-quoc-nham-am-sat-lanh-dao-trieu-tien

Lính đặc nhiệm Hàn Quốc trong quá trình huấn luyện. Ảnh: RT

Ngay khi xác nhận đối phương chuẩn bị tấn công hạt nhân, chính phủ Hàn Quốc sẽ triển khai kế hoạch KC. Đặc nhiệm Hàn Quốc, dưới sự hỗ trợ của không quân Mỹ, sẽ được tung vào Triều Tiên để thăm dò địa điểm nghi là trận địa tên lửa đạn đạo. Họ sẽ sử dụng vũ khí hạng nặng để phá hủy trận địa hoặc ẩn mình, chỉ điểm cho tên lửa hành trình và không quân tập kích.

Trong khi đó, KMPR là kế hoạch dự phòng nhằm phá hủy vũ khí hạt nhân và vô hiệu hóa khả năng lãnh đạo của Triều Tiên. Về cơ bản, đây là phiên bản cải tiến của kế hoạch KC, nhưng tập trung vào việc ám sát lãnh đạo đối phương.

Tuy nhiên, khả năng đưa ra kết luận chính xác về việc Triều Tiên tấn công hạt nhân của Hàn Quốc vẫn là một dấu hỏi lớn. Kế hoạch KC và KMPR khi được phát động có thể khơi mào chiến tranh Triều Tiên lần hai, một cuộc chiến gần như không có hồi kết, có thể khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và hai miền Triều Tiên bị tàn phá trong nhiều năm. Điều này đặt ra áp lực khổng lồ với các lãnh đạo quân đội và tình báo Hàn Quốc.

 Theo VNE

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.