Nhất thời hay chiến lược?

(Baonghean) - Trái ngược hoàn toàn những cam kết khi tranh cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định không gắn cho Trung Quốc cái mác thao túng tiền tệ. Sự “đảo chiều” trong các quyết sách không có gì lạ với vị Tổng thống nhiều khác biệt này, song quyết định mới của ông Trump không khỏi khiến dư luận hoài nghi.  

Một sự mặc cả

Trả lời phỏng vấn hãng AP mới đây, Tổng thống Mỹ Trump khẳng định không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ. Và đây là một ví dụ của “sự linh hoạt”. Trước đây, Trung Quốc từng bị Mỹ cáo buộc “gây sức ép” lên đồng Nhân dân tệ để giúp hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc cạnh tranh hơn hàng hóa Mỹ. Ông Donald Trump trước khi đắc cử từng ví hành vi này của Trung Quốc là nhằm “đè bẹp” hàng hóa Mỹ, đồng thời cam kết sẽ đưa Trung Quốc vào danh sách các “quốc gia thao túng tiền tệ” trong ngày đầu tiên ông nhậm chức Tổng thống Mỹ. Nhưng kể từ khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, quan điểm của ông Trump về vấn đề tiền tệ của Bắc Kinh đã thay đổi 180 độ. 

Tổng thống Donald Trump bỏ cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Ảnh Getty Image
Tổng thống Donald Trump bỏ cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Ảnh Getty Image

Lý giải cho quyết định của mình, ông chủ nhà Trắng viết dòng tweet “Sao phải làm vậy khi Trung Quốc đang giúp chúng ta giải quyết vấn đề Triều Tiên”. Lời giải thích của ông Trump khiến những chuyên gia kinh tế “ngã ngửa” bởi hai vấn đề hầu như chẳng có gì liên quan. Có vẻ như Tổng thống Trump dùng cái mác “thao túng tiền tệ” để “mặc cả” cho một vấn đề chính trị quan trọng mà nước Mỹ đang đối mặt chứ không phải bản chất quốc gia đó có thao túng tiền tệ hay không. 

  Cần nhắc lại là Bộ Tài chính Mỹ đang sử dụng 3 tiêu chí chính để xác định hành vi thao túng tiền tệ, vốn được chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama đưa ra vào năm ngoái gồm: Thặng dư thương mại song phương với Mỹ từ 20 tỷ USD trở lên, thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu chiếm hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và mua ngoại hối duy trì mức 2% GDP trong 12 tháng. Theo phía Mỹ, Trung Quốc hiện nay vi phạm 1 trong 3 tiêu chí đối với việc thao túng tiền tệ, đó là thặng dư thương mại song phương của Trung Quốc với Mỹ lên tới 347 tỷ USD trong năm 2016.

Những tuyên bố của Tổng thống Trump khiến nhiều người đặt câu hỏi, nếu Trung Quốc không “bắt tay” với Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên, thì liệu ông Trump có bất chấp các tiêu chí trên để liệt Trung Quốc vào danh sách thao túng tiền tệ hay không. Giới quan sát cho rằng, nếu muốn vị Tổng thống tỷ phú này sẵn sàng thảo ra bộ tiêu chí mới để “cái mác” đó được sử dụng. 

Quân bài chiến lược?

Giới quan sát cho rằng, việc Tổng thống Trump đã không gắn cho Trung Quốc cái mác thao túng tiền tệ dù đó là điều ông cam kết trong suốt chiến dịch tranh cử, là 1 quyết định khôn ngoan và có tính toán. Ngoài việc gây sức ép Trung Quốc xử lý vấn đề Triều Tiên, ông Trump chắc chắn phải tính đến những cái lợi cho nền kinh tế Mỹ khi cạnh tranh với Trung Quốc. Chẳng thế mà ông thẳng thắn nhắc nhở, Bắc Kinh phải mở rộng thị trường và nền kinh tế của mình cho các công ty Mỹ như một biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại song phương.

Quan điểm về tiền tệ Trung Quốc của ông Trump thay đổi khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào đầu tháng 4/2017. 	Ảnh AFP.
Quan điểm về tiền tệ Trung Quốc của ông Trump thay đổi khi gặp Chủ tịch Tập Cận Bình vào đầu tháng 4/2017. Ảnh AFP.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ phải thúc đẩy sự tham gia của thị trường vào việc xác định tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nếu những yêu cầu này từ phía Mỹ được Trung Quốc thực hiện, thì có thể xem đó như một thắng lợi nhất định của Tổng thống Donald Trump khi cùng lúc đã buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ trong khá nhiều các vấn đề mang tính nút thắt trong quan hệ thương mại giữa hai nước từ nhiều năm nay. Thành công thu được trong việc sử dụng quân bài “thao túng tiền tệ” với Trung Quốc đang mở ra triển vọng Chính phủ Mỹ cũng sẽ thu được những thành công tương tự với các đối tác thương mại lớn còn lại trong danh sách đen của mình.

Bên cạnh đó, việc Mỹ không đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ trước mắt đã làm dịu đi nguy cơ về một “cuộc chiến” thương mại giữa hai nước. Nếu thực hiện như cam kết lúc tranh cử, việc đưa ra những biện pháp trừng phạt cứng rắn với Trung Quốc cũng có thể gây bất lợi cho nước Mỹ. Bởi hầu hết các tiểu bang tập trung đông dân nhất của Mỹ như Washington, Louisiana, California, New York, Illinois... vẫn đang hưởng lợi từ việc duy trì quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc như hiện nay. Mặt khác, những bang như Nam Carolina, Tây Virginia hay Montana, vốn đang ở trong tình trạng thặng dư thương mại lớn với Trung Quốc, sẽ đối mặt những hậu quả khó lường nếu một cuộc chiến thương mại xảy ra giữa hai bên.

Suy cho cùng, ông Trump sử dụng hàng loạt tuyên bố bạo miệng, trong đó có vấn đề tiền tệ của Trung Quốc chỉ nhằm “gây ấn tượng” lúc tranh cử, còn việc hiện thực hóa các tuyên bố ấy lại là chuyện khác. Trong vấn đề hợp tác thương mại với Trung Quốc, một số chuyên gia cho rằng, mặc dù đúng là Trung Quốc đã từng quản lý đồng nhân dân tệ một cách bất hợp lý, thao túng đồng tiền này ở thời kỳ năm 2005 song các chính quyền Mỹ từ đó tới giờ chưa hề đưa ra biện pháp cứng rắn nào với Bắc Kinh.  

Vậy nên, trừ khi có những lý do thực sự đặc biệt, ít nhà lãnh đạo Mỹ lựa chọn phương án không mong muốn này bởi hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng đến cả hai phía. Trong suốt hơn 20 năm qua, chỉ có một lần Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ đó là năm 1994. Vì thế có thể nói, những cáo buộc liên quan đến vấn đề này cho đến nay vẫn là phương án mang màu sắc ngoại giao nhiều hơn là kinh tế.

Thanh Huyền

tin mới

Nga tốc lực muốn giành quyền kiểm soát ở mặt trận Donbass

Nga tốc lực muốn giành quyền kiểm soát ở mặt trận Donbass

(Baonghean.vn) - Những ngày qua giao tranh diễn ra khốc liệt ở thành phố Avdeevka, nằm ở miền Đông Ukraine, cụ thể là vùng Donbass. Lực lượng Vũ trang Ukraine đang rơi vào "chảo lửa". Cũng như Bakhmut, Avdeevka đóng vai trò rất lớn trong sự thành bại của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Lịch sử 75 năm đầy thương đau của Gaza

Lịch sử 75 năm đầy thương đau của Gaza

(Baonghean.vn) - Gaza là dải đất ven biển nằm trên tuyến đường thương mại và hàng hải cổ xưa dọc theo bờ Địa Trung Hải. Trong thế kỷ qua, Gaza được chuyển từ quyền cai trị quân sự của Anh, tới Ai Cập rồi Israel, hiện là khu vực có hàng rào bao quanh, nơi sinh sống của 2 triệu người Palestine.

Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas đả kích niềm kiêu hãnh về trí tuệ nhân tạo của Israel

Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas đả kích niềm kiêu hãnh về trí tuệ nhân tạo của Israel

(Baonghean.vn) -Ngày 27/9, chỉ 1 tuần trước khi Hamas tiến hành cuộc tấn công bất ngờ lớn nhất nhằm vào Israel kể từ năm 1973, các quan chức Israel đã đưa Chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO tới khu vực biên giới Gaza để giới thiệu việc họ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát công nghệ cao.

Những tuyên bố ấn tượng của Tổng thống Putin về trật tự thế giới mới và chiến dịch quân sự

Những tuyên bố ấn tượng của Tổng thống Putin về trật tự thế giới mới và chiến dịch quân sự

(Baonghean.vn) - Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai diễn ra tại Sochi từ ngày 2 -5/10 với chủ đề “Đa cực công bằng: làm thế nào để đảm bảo an ninh và phát triển cho tất cả mọi người”. Một trong những điểm nhấn quan trọng là bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin.

Vượt qua hoài nghi, Thượng đỉnh G20 đạt đồng thuận cao

Vượt qua hoài nghi, Thượng đỉnh G20 đạt đồng thuận cao

(Baonghean.vn)- Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ vừa kết thúc ngày 10/9, sau 2 ngày làm việc. Trái ngược với những hoài nghi trước đó, ngay cuối ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã ra được Tuyên bố chung - một thành công ngoài mong đợi với chính chủ nhà Ấn Độ.

Nga tạo 'vũ khí kinh tế' chống lại phương Tây

Nga tạo 'vũ khí kinh tế' chống lại phương Tây

(Baonghean.vn) - Liên minh Kinh tế Á-Âu đang chuẩn bị một bước đột phá trong hợp tác công nghiệp. Nhờ đó, Nga sẽ giải quyết được vấn đề nhập khẩu; trong khi các thành viên còn lại sẽ nhận được nguồn động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

Ron DeSantis: Ngôi sao sáng đảng Cộng hòa

Ron DeSantis: Ngôi sao sáng đảng Cộng hòa

(Baonghean.vn) - Đường đua nội bộ đảng Cộng hòa tại Mỹ để giành vị trí ứng viên Tổng thống năm 2024 đang nóng lên từng ngày với tuyên bố tranh cử của một loạt ứng viên sáng giá. Trong đó, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis được đánh giá là ngôi sao đang lên của đảng Cộng hòa.
Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

(Baonghean.vn) - Đến ngày 24/8/2022, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã tròn 6 tháng (182 ngày). Nhìn lại 6 tháng, Thiếu tướng Lê Văn Cương nêu 6 vấn đề để trao đổi: 1) Nguồn gốc của cuộc chiến Nga - Ukraine; 2) Hai giai đoạn của cuộc chiến Nga - Ukraine; 3) Bất cập và tổn thất của Nga; 4) Ai được lợi trong cuộc chiến này; 5) Vấn đề Crimea và việc sử dụng bom nguyên tử; 6) Cuộc chiến này sẽ kết thúc thế nào? Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

(Baonghean.vn) -  Vương quốc Anh đang phải trải qua một mùa Hè khổ sở khi ngành y tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, thiếu nước sạch và các cuộc đình công khiến nhiều tuyến tàu ngừng hoạt động. Trong khi đó, người ta lại ít thấy xuất hiện bóng dáng của chính phủ…
Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

(Baonghean.vn) - Việc Trung Quốc quyết định ngừng các cuộc đàm phán song phương với Mỹ về biến đổi khí hậu đã đặt ra nhiều hoài nghi rằng, liệu thế giới có thể gom góp đủ khát vọng để kịp thời giải quyết sự nóng lên toàn cầu, tránh xảy ra những tác động tồi tệ nhất hay chăng…
Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

(Baonghean.vn) -  Hôm 22/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, Ukraine và Nga đã nhất trí với thỏa thuận cho phép nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen. Đây được xem là bước đột phá ngoại giao lớn nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang diễn ra.