Vì sao Trung Quốc khó thành công với chiến lược 'dùng tiền mua yêu mến'?

Trung Quốc dành tới 10 tỷ USD mỗi năm để củng cố quyền lực mềm, nhưng nó lại đang khiến hình ảnh nước này ngày một xấu đi. 

Tại các biển quảng cáo điện tử ở Quảng trường Thời Đại (New York, Mỹ), những hình ảnh về nông thôn Trung Quốc liên tục xuất hiện. Ở Phnom Penh - thủ đô Campuchia, trẻ em chơi đùa bên dưới những tòa chung cư do Trung Quốc xây dựng. Một số nơi trên thế giới, trẻ em còn học tiếng Trung trong các chương trình do Chính phủ Trung Quốc tài trợ.

Từ nhiều năm nay, người mua hàng trên khắp thế giới đã quen với dòng chữ "Made in China" trên hầu hết sản phẩm họ mua. Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc đang muốn quảng bá thương hiệu quốc gia để hấp dẫn các nước khác theo cách mà Mỹ đã làm với văn hóa, sản phẩm và giá trị của mình.

Một thập kỷ trước, Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu xây dựng "quyền lực mềm" để hỗ trợ cho quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh. Theo David Shambaugh - giáo sư tại Đại học George Washington, Trung Quốc chi khoảng 10 tỷ USD mỗi năm cho mục tiêu này. Ông đánh giá đây là một trong những chương trình xây dựng hình ảnh quốc gia tốn kém nhất thế giới. Shambaugh cho biết Mỹ cũng chỉ chi chưa đầy 670 triệu USD cho việc này năm 2014.

trung-quoc-kho-thanh-cong-voi-chien-luoc-dung-tien-mua-yeu-men

Trung Quốc đang nỗ lực giành tình cảm của các nước trên thế giới. Ảnh: Economist

Trung Quốc lấy cảm hứng về khái niệm quyền lực mềm từ học giả Mỹ - Joseph Nye. Ông đã đưa ra thuật ngữ này từ năm 1990. Sau nhiều năm tranh cãi, đến năm 2007, Chủ tịch Trung Quốc khi đó - ông Hồ Cẩm Đào mới nêu ra vấn đề này, cho rằng Trung Quốc cần xây dựng quyền lực mềm.

Và người kế nhiệm ông - ông Tập Cận Bình đã rất tích cực trong quá trình này. Ông là chủ tịch đầu tiên của Trung Quốc tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) đầu năm nay. Với bài phát biểu ủng hộ toàn cầu hóa và kêu gọi đoàn kết chống biến đổi khí hậu, ông đã giành được khá nhiều lời khen ngợi.

Trung Quốc tập trung củng cố quyền lực mềm qua việc quảng bá văn hóa. Từ năm 2004, nước này đã chi cả núi tiền cho việc tổ chức các lớp học ngôn ngữ, nấu ăn, nhảy múa và mừng Tết Nguyên đán tại hơn 140 quốc gia trên thế giới.

Ông Tập muốn thuyết phục nhà đầu tư thế giới rằng Trung Quốc không phải quốc gia đáng sợ, và họ có thể cùng tồn tại với Mỹ mà không tạo ra xung đột. Dự án "Một vành đai, một con đường' của Trung Quốc - đầu tư vào cơ sở hạ tầng trên khắp châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Âu cũng nhằm gửi thông điệp nước này muốn sử dụng khối tài sản mới để làm giàu cho toàn cầu.

Các công ty tư nhân Trung Quốc cũng đang tích cực tham gia quá trình quảng bá hình ảnh đất nước. Năm 2015, đại gia thương mại điện tử - Alibaba đã trả 260 triệu USD mua tờ báo Hong Kong - South China Morning Post. Người giàu nhất Trung Quốc - Wang Jianlin đã mua nhiều xưởng phim và chuỗi rạp phim Hollywood. Hàng loạt công ty Trung Quốc khác cũng chi đậm cho M&A với nhiều công ty tên tuổi trên thế giới.

Những nỗ lực của Trung Quốc đã phần nào có tác dụng. Trong một số khảo sát toàn cầu, người châu Phi đã có quan điểm tích cực hơn về nền kinh tế lớn nhì thế giới, một phần nhờ số tiền Trung Quốc đã rót vào lục địa này.

Tuy nhiên, tại Mỹ, tình hình lại không sáng sủa như vậy. Một năm trước khi ông Tập nhậm chức, hơn nửa người Mỹ có ấn tượng tích cực với người Trung Quốc, theo nghiên cứu của Pew Research. Tuy nhiên, tỷ lệ này cuối năm ngoái chỉ còn 38%. Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại nhiều nước khác.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giúp họ được nhiều quốc gia ngưỡng mộ. Tuy nhiên, hậu quả môi trường và xã hội nó để lại cũng khiến họ nhận nhiều chỉ trích.

Trung Quốc cũng ngày càng mất đi sức hút trong mắt doanh nghiệp ngoại, từ Mỹ, châu Âu đến Nhật Bản và gần đây là Hàn Quốc. Thuế cao, lương nhân công tăng, môi trường cạnh tranh khắc nghiệt từ các công ty nội và chính sách bất nhất đã khiến hàng loạt doanh nghiệp ngán ngẩm và phải rời bỏ Trung Quốc thời gian qua.

Lý thuyết của Nye cho biết quyền lực mềm là thứ không được tạo ra bởi Chính phủ. Ông lý giải hình ảnh của nước Mỹ được tạo nên từ người dân - "mọi thứ từ các trường đại học, các quỹ từ thiện đến Hollywood và nhạc pop". Trong khi đó, chiến lược của Trung Quốc gần như hoàn toàn do Chính phủ dẫn dắt.

Economist cho rằng Trung Quốc đang cố kết hợp quyền lực cứng và quyền lực mềm để tạo ra lợi thế cho mình. Nhưng thay vì nâng cao hình ảnh đất nước, chiến lược này chỉ đang phản tác dụng với họ.

Theo VNE

tin mới

Nga tốc lực muốn giành quyền kiểm soát ở mặt trận Donbass

Nga tốc lực muốn giành quyền kiểm soát ở mặt trận Donbass

(Baonghean.vn) - Những ngày qua giao tranh diễn ra khốc liệt ở thành phố Avdeevka, nằm ở miền Đông Ukraine, cụ thể là vùng Donbass. Lực lượng Vũ trang Ukraine đang rơi vào "chảo lửa". Cũng như Bakhmut, Avdeevka đóng vai trò rất lớn trong sự thành bại của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Lịch sử 75 năm đầy thương đau của Gaza

Lịch sử 75 năm đầy thương đau của Gaza

(Baonghean.vn) - Gaza là dải đất ven biển nằm trên tuyến đường thương mại và hàng hải cổ xưa dọc theo bờ Địa Trung Hải. Trong thế kỷ qua, Gaza được chuyển từ quyền cai trị quân sự của Anh, tới Ai Cập rồi Israel, hiện là khu vực có hàng rào bao quanh, nơi sinh sống của 2 triệu người Palestine.

Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas đả kích niềm kiêu hãnh về trí tuệ nhân tạo của Israel

Cuộc tấn công bất ngờ của Hamas đả kích niềm kiêu hãnh về trí tuệ nhân tạo của Israel

(Baonghean.vn) -Ngày 27/9, chỉ 1 tuần trước khi Hamas tiến hành cuộc tấn công bất ngờ lớn nhất nhằm vào Israel kể từ năm 1973, các quan chức Israel đã đưa Chủ tịch Ủy ban Quân sự của NATO tới khu vực biên giới Gaza để giới thiệu việc họ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và giám sát công nghệ cao.

Những tuyên bố ấn tượng của Tổng thống Putin về trật tự thế giới mới và chiến dịch quân sự

Những tuyên bố ấn tượng của Tổng thống Putin về trật tự thế giới mới và chiến dịch quân sự

(Baonghean.vn) - Câu lạc bộ Thảo luận quốc tế Valdai diễn ra tại Sochi từ ngày 2 -5/10 với chủ đề “Đa cực công bằng: làm thế nào để đảm bảo an ninh và phát triển cho tất cả mọi người”. Một trong những điểm nhấn quan trọng là bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin.

Vượt qua hoài nghi, Thượng đỉnh G20 đạt đồng thuận cao

Vượt qua hoài nghi, Thượng đỉnh G20 đạt đồng thuận cao

(Baonghean.vn)- Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ vừa kết thúc ngày 10/9, sau 2 ngày làm việc. Trái ngược với những hoài nghi trước đó, ngay cuối ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã ra được Tuyên bố chung - một thành công ngoài mong đợi với chính chủ nhà Ấn Độ.

Nga tạo 'vũ khí kinh tế' chống lại phương Tây

Nga tạo 'vũ khí kinh tế' chống lại phương Tây

(Baonghean.vn) - Liên minh Kinh tế Á-Âu đang chuẩn bị một bước đột phá trong hợp tác công nghiệp. Nhờ đó, Nga sẽ giải quyết được vấn đề nhập khẩu; trong khi các thành viên còn lại sẽ nhận được nguồn động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

Ron DeSantis: Ngôi sao sáng đảng Cộng hòa

Ron DeSantis: Ngôi sao sáng đảng Cộng hòa

(Baonghean.vn) - Đường đua nội bộ đảng Cộng hòa tại Mỹ để giành vị trí ứng viên Tổng thống năm 2024 đang nóng lên từng ngày với tuyên bố tranh cử của một loạt ứng viên sáng giá. Trong đó, Thống đốc bang Florida Ron DeSantis được đánh giá là ngôi sao đang lên của đảng Cộng hòa.
Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine: 6 tháng, 6 vấn đề

(Baonghean.vn) - Đến ngày 24/8/2022, “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine đã tròn 6 tháng (182 ngày). Nhìn lại 6 tháng, Thiếu tướng Lê Văn Cương nêu 6 vấn đề để trao đổi: 1) Nguồn gốc của cuộc chiến Nga - Ukraine; 2) Hai giai đoạn của cuộc chiến Nga - Ukraine; 3) Bất cập và tổn thất của Nga; 4) Ai được lợi trong cuộc chiến này; 5) Vấn đề Crimea và việc sử dụng bom nguyên tử; 6) Cuộc chiến này sẽ kết thúc thế nào? Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

Xứ sương mù: Khủng hoảng và thiếu hành động

(Baonghean.vn) -  Vương quốc Anh đang phải trải qua một mùa Hè khổ sở khi ngành y tế rơi vào khủng hoảng, lạm phát tăng cao, thiếu nước sạch và các cuộc đình công khiến nhiều tuyến tàu ngừng hoạt động. Trong khi đó, người ta lại ít thấy xuất hiện bóng dáng của chính phủ…
Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

Căng thẳng Mỹ - Trung ảnh hưởng tới tiến triển của vấn đề khí hậu toàn cầu

(Baonghean.vn) - Việc Trung Quốc quyết định ngừng các cuộc đàm phán song phương với Mỹ về biến đổi khí hậu đã đặt ra nhiều hoài nghi rằng, liệu thế giới có thể gom góp đủ khát vọng để kịp thời giải quyết sự nóng lên toàn cầu, tránh xảy ra những tác động tồi tệ nhất hay chăng…
Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

Hy vọng từ thỏa thuận đột phá giữa Nga-Ukraine

(Baonghean.vn) -  Hôm 22/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết, Ukraine và Nga đã nhất trí với thỏa thuận cho phép nối lại xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine ở Biển Đen. Đây được xem là bước đột phá ngoại giao lớn nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang diễn ra.