'Trumpcare' thất bại hay thủ thuật?

(Baonghean) - Đạo luật chăm sóc sức khỏe mới (còn gọi là Trumpcare) đã “chết yểu” khi Quốc hội Mỹ hủy bỏ phiếu về dự luật này vì biết nó sẽ không thể nhận đủ số phiếu để được thông qua. Nhìn bề ngoài đây là “thất bại cay đắng” của Tổng thống Trump nhưng thực tế có hẳn như vậy?

“Gậy ông đập lưng ông”

“Quật đổ” Obamacare là mong muốn lớn lao của Đảng Cộng hòa nắm quyền lưỡng viện Quốc hội Mỹ nhưng sau nhiều lần điều trần dưới thời chính quyền Barack Obama, Đạo luật này vẫn đứng vững.

Vì thế trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, ông Donald Trump đã gây “sốt xình xịch” với tuyên bố “xóa bỏ và thay thế Obamacare” là nhiệm vụ đầu tiên nếu ông đắc cử. Tinh thần của Trump đã đánh trúng tâm lý Đảng Cộng hòa. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump rút dự luật Trumpcare trước khi nó được bỏ phiếu tại Quốc hội. 	Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ Donald Trump rút dự luật Trumpcare trước khi nó được bỏ phiếu tại Quốc hội. Ảnh: AFP

Để chứng minh “nói là làm”, ông Trump đã lật lại hồ sơ Obamacare ngay sau khi đắc cử và nỗ lực lập pháp đầu tiên của ông là tuyên bố xóa sổ di sản y tế của người tiền nhiệm và lập ra cái mới. Điều này chắc chắn làm vừa lòng những người Cộng hòa và những người vốn “ghét cay đắng” Obamacare.

Nhưng nỗ lực của ông Trump đã không được đánh giá cao khi Dự luật chăm sóc sức khỏe mới vừa công bố đã bộc lộ nhiều điểm yếu.

Thứ nhất, nó không khác bao nhiêu so với đạo luật của Obama. Thứ hai, nó được nhận định là không “ưu việt” hơn Obamacare như lời ông Trump quảng cáo.

Nó có thể khiến giới nhà giàu cảm thấy thoải mái, nhưng lại làm những người nghèo hoang mang vì không còn cơ hội sử dụng dịch vụ y tế miễn phí hoặc giá rẻ. Tóm lại, Trumpcare đã không thể giải quyết bài toán hài hòa lợi ích giữa các bên. 

Và cuối cùng, Trumpcare đã không thể “đánh bại” Obamacare vì Tổng thống Trump không thuyết phục đủ số phiếu của các nghị sĩ Quốc hội để đạo luật được thông qua. Theo thăm dò, tỷ lệ ủng hộ đạo luật này ở người dân cũng chỉ là... 17%.

“Chúng ta phải để Obamacare đi theo con đường của nó trong một thời gian ngắn”, ông Trump nói với các phóng viên tại Văn phòng Bầu dục đúng ngày kỷ niệm 7 năm ra đời Obamacare và điều đó chẳng khác nào lời tuyên bố thất bại.

Thủ thuật... đổ lỗi

Trong khi giới truyền thông Mỹ vốn không có nhiều thiện cảm với ông Trump gọi đó là một “thất bại ê chề” hay một bài học đau đớn, thì nhiều người lại cho rằng Trump vừa xử lý một thủ thuật khéo léo. Bởi nếu nhìn kỹ, Trumpcare đã thất bại nhưng lỗi không phải do ông Trump.

Ông tuyên bố rút dự luật vì “những người Dân chủ” không bỏ phiếu. Thực tế cũng có hơn 30 nghị sĩ Đảng Cộng hòa từ chối ủng hộ dự luật mới. Rõ ràng, ông chủ Nhà Trắng đã đổ lỗi cho Quốc hội vì sự thất bại của Trumpcare lần này.

Nếu ông cố tình mang dự luật ra Quốc hội để bỏ phiếu và nhận về không nổi phân nửa số phiếu cần thiết, đó mới thực sự là thất bại của ông. Còn bây giờ ông có rất ít trách nhiệm trong chuyện này khi khẳng định “nếu các đảng viên Dân chủ đã “văn minh và đoàn kết”, hai bên có thể đưa ra “một dự luật chăm sóc sức khoẻ tuyệt vời”.

Làm như vậy, Đảng Cộng hòa và những người phản đối Obamacare sẽ không lý gì “trách cứ” ông Trump. Thực tế là sau khi Trumpcare đổ bể, những người này quay sang chỉ trích lẫn nhau cho thất bại.

Trong khi các nhà báo cho rằng ông Trump thiếu kỹ năng vận động, thì thành phần trung thành với ông Trump lại đổ lỗi cho ông Paul Ryan - Chủ tịch Hạ viện vốn đa số là phe Cộng hòa - đã “chơi khăm” Tổng thống với 1 kế hoạch tồi. 

Thêm nữa, ông Trump cũng không hứng chịu sự chỉ trích và phẫn nộ của đông đảo dân chúng đang được hưởng lợi từ Obamacare. Dù sao ông cũng đã giữ lời hứa khi tranh cử là thay thế Obamacare, chỉ có điều các nghị sĩ Quốc hội không thông qua mà thôi. Đó hẳn là thủ thuật khôn khéo.

Tỷ lệ ủng hộ Đạo luật Obamacare tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua.Ảnh Mark Wilson/Getty
Tỷ lệ ủng hộ Đạo luật Obamacare tăng cao nhất trong vòng 7 năm qua. Ảnh Mark Wilson/Getty

“Obamacare” vẫn thắng?

Dù nói gì thì kết quả cuối cùng vẫn là chiến thắng giành cho Obamacare. Cho đến giờ, không một nhà phân tích nào nói rằng Obamacare đã khiến hệ thống chăm sóc y tế Mỹ tệ hơn. Dù vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện nhưng nhờ Obamacare, Chính phủ chi trả ít hơn cho hệ thống y tế trong khi thêm 20 triệu người có bảo hiểm, lạm phát y tế đang ở mức thấp nhất trong 50 năm qua.

Trước khi Trumpcare hình thành, quyết tâm thay thế Obamacare bằng Trumpcare của các thành viên Cộng hòa rất cao - ý chí này vốn được thai nghén từ 7 năm qua. Tuy nhiên khi nhìn thấy được nội dung Trumpcare, không ít thành viên đã phải thừa nhận nó không tốt bằng Obamacare. 

Giới quan sát cho rằng, điều chỉnh một hệ thống bảo hiểm y tế là công việc vô cùng khó khăn bởi sẽ rất khó mang lại một chính sách tốt mà lại hài hòa lợi ích của các bên. Vì thế, chính quyền Trump dù muốn theo đuổi một đạo luật mới chắc chắn sẽ không hề dễ dàng nhất là sau thất bại lần này.

Các thăm dò gần đây cho thấy, tỷ lệ ủng hộ Obanacare đang ở mức cao nhất trong 7 năm qua, 54% ủng hộ và 43% phản đối. Theo các chuyên gia, nỗ lực xóa bỏ và thay thế Obamacare của phe Cộng hòa gần đây có thể khiến nhiều người càng tin tưởng đây là thỏa thuận tốt nhất cho đến nay. 

Chưa rõ Obamacare sẽ “chạy tiếp” đến chừng nào nhưng rõ ràng một khi bộ máy của Tổng thống Trump chưa thể đưa ra một chính sách thực sự ưu việt hơn, khi đó di sản y tế của Obama vẫn còn đường “sống”. Và tất nhiên, ông Trump sẽ không thể thêm 1 lần nữa sử dụng “thủ thuật” để đổ lỗi cho những thất bại trong việc làm mới chính sách của mình như lần này.

Thanh Huyền 

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.