Triều Tiên phóng 'một tên lửa trúng ba đích'?

Liệu vụ thử tên lửa của Triều Tiên có nhằm cảnh cáo bộ ba tam quyền Mỹ - Trung - Nhật trong các động thái gần đây?

Triều Tiên vừa có vụ thử tên lửa đạn đạo vào sáng sớm ngày 12/2. Đây là vụ thử tên lửa đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm chính quyền.

Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên: “Một mũi tên trúng ba đích”? - ảnh 1

Vụ thử tên lửa đạn đạo lần này của Triều Tiên được xác định là tên lửa đạn đạo tầm trung. Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, các hệ thống của Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ đã theo dõi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ở khu vực gần thành phố Kusong, Tây Bắc Triều Tiên, và phát hiện quả tên lửa này hướng vào Biển Nhật Bản. 

Vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump vừa có cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình trước đó và một ngày sau khi ông Trump tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Mỹ. 

Tam quyền Mỹ-Trung-Nhật trấn áp Triều Tiên

Theo phản ứng của Nhà Trắng, chính quyền ông Trump đang xem xét vụ thử tên lửa lần này và sẽ cân nhắc hàng loạt các động thái tiếp theo đối với Triều Tiên, ưu tiên xem xét việc giảm căng thẳng đối với vấn đề Triều Tiên.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho rằng vụ phóng của Triều Tiên có thể là hành động khiêu khích nhằm "thử phản ứng" của chính quyền mới ở Mỹ. Một quan chức Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được báo cáo về vụ phóng tên lửa và Nhà Trắng đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình. 

Theo nguồn tin, Chính quyền Trump cũng mong muốn tăng sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên nhằm giải quyết phần nào căng thẳng của Bình Nhưỡng.

“Không có gì ngạc nhiên khi cho rằng, Triều Tiên liên tục muốn gây chú ý về phía mình ở bất kỳ hoàn cảnh nào”, nguồn tin cung cấp cho hay.

Trong cuộc thử tên lửa lần này xảy ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và chủ tịch Tập Cận Bình.

“Tôi chỉ muốn mọi người hiểu và biết rằng, Mỹ luôn sát cánh cùng Nhật Bản và là đồng minh thực sự của nhau. Điều này chắc chắn 100%”, ông Trump nói với báo chí tại biển Palm, Florida.

Về phần mình, Thủ tướng Abe, người đang có chuyến thăm Mỹ, tuyên bố vụ phóng tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên là "không thể chấp nhận được". 

Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 12/2 cho biết nước này đã trao công hàm phản đối Triều Tiên về vụ phóng tên lửa sáng cùng ngày. 

Tên lửa đạn đạo của Triều Tiên: “Một mũi tên trúng ba đích”? - ảnh 2

Phát biểu tại cuộc họp báo khẩn, ông Suga cho biết tên lửa trên dường như đã rơi xuống biển Nhật Bản nhưng không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. Ông khẳng định việc vụ phóng diễn ra ngay sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Nhật chứng tỏ đây là một hành động nhằm khiêu kích Nhật Bản và khu vực. Theo người đứng đầu Văn phòng Nội các Nhật Bản, Trung Quốc đóng vai trò chủ chốt trong mọi nỗ lực kiềm chế chương trình tên lửa của Triều Tiên. 

Trung Quốc là đồng minh của Triều Tiên những cũng đang “rắc rối” bởi các khiêu khích của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh liên tục chịu sức ép từ phía Washington nhằm trấn áp Triều Tiên và lãnh đạo Kim Jong Un.

Bộ ngoại giao Trung Quốc hiện chưa có phản ứng gì về vụ việc lần này.

Theo thông tin từ Nhà Trắng, ông Trump và đồng sự đã đưa ra hàng loạt các động thái trước vấn đề này, có thể là áp dụng lệnh trừng phạt thông qua việc thắt chặt kiểm soát tài chính, tăng cường các cuộc tập dượt khí tài trên biển và trên không của Mỹ ở trên và xung quanh bán đảo Triều Tiên, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa mới tại Hàn Quốc.

Tuy nhiên, các nguồn thông tin cũng nhấn mạnh rằng, vụ thử tên lửa đạn đạo lần này không phải là việc  phóng thử một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM và Bình Nhưỡng cũng không thực hiện vụ thử hạt nhân mới. Điều này phần nào cũng giảm đi căng thẳng leo thang của Washington với Bình Nhưỡng.

“Điều đó sẽ không xảy ra”

Ông Trump cam kết sẽ có hành động đối với Triều Tiên nhưng chưa có dấu hiện rõ ràng nào thể hiện sự khác biệt của Trump so với chính sách kiên nhẫn thời cựu Tổng thống Obama. Vào tháng Một, ông Trump đã viết lên Twitter rằng: “Không đời nào!” sau khi ông Kim Jong Un nói rằng Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử ICBM.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết quả tên lửa được bắn vào lúc khoảng 7:55 sáng (giờ địa phương), tầm bắn vào khoảng 3.000 km.

“Vụ việc này phần nào chỉ ra sức mạnh của Triều Tiên đối với chính quyền mới của Mỹ trước các vấn đề căng thẳng đối với Triều Tiên”, Bộ quốc phòng Hàn Quốc cho hay.

Trong phản ứng mới nhất, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ra tuyên bố lên án vụ thử tên lửa của Triều Tiên, khẳng định hành động này đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và là một sự vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ). 

Theo thông tin, vụ thử tên lửa đạn đạo lần này có tầm bắn 550 km và được xác định là tầm trung. Triều Tiên đã tững có nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung trong những năm gần đây nhưng phần lớn là thất bại. Các chuyên gia của Hàn Quốc và Mỹ cho rằng, việc phóng tên lửa tầm trung lần này được xem là một thành công của Bình Nhưỡng.

Theo Tổ quốc

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.