Kẻ 'mánh khóe vĩ đại'

(Baonghean) - Ít khi xuất hiện trước công chúng, không trau chuốt, lịch lãm như các chính trị gia chuyên nghiệp nhưng Steve Bannon - cố vấn chiến lược cấp cao của Nhà Trắng đang ngày một nổi tiếng và được coi là “nhân vật chính trị nguy hiểm bậc nhất nước Mỹ”. Người đàn ông này mới đây xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time với tên gọi “Kẻ mánh khóe vĩ đại”. 

Nhân vật quyền lực số 2

Cũng giống như nhiều vị trí nhân sự được Tổng thống Donald Trump đề cử, Steve Bannon cũng là cái tên gây nhiều tranh cãi khi được giới thiệu vào chức vụ “chiến lược gia trưởng” của ông Trump. Bannon từng là chủ bút của Breitbart News, một trang hữu khuynh nổi tiếng mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc.

Người đàn ông 62 tuổi này cũng từng được biết đến là 1 tỷ phú trong lĩnh vực truyền thông và kinh doanh điện ảnh. Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ông Trump đã lựa chọn Bannon vào vị trí Chủ tịch chiến dịch tranh cử, giúp ông phác họa nền móng chính trị và tư tưởng trước khi chính thức trở thành Tổng thống Mỹ. Không phụ sự kỳ vọng, Bannon đã xây dựng hình ảnh của một ứng viên Tổng thống Donald Trump đầy khác biệt, đưa ông tới vị trí chủ nhân Nhà Trắng.

Steve Bannon đứng đằng sau các quyết sách quan trọng của Tổng thống Trump.Ảnh: Getty
Steve Bannon đứng đằng sau các quyết sách quan trọng của Tổng thống Trump. Ảnh: Getty

Những tuyên bố và phát biểu của Bannon kiểu “chống lại giới tinh hoa cầm quyền”, “chống toàn cầu hóa” “lập nên một trật tự chính trị mới” hay “truyền thông là một phe đối lập”… rõ ràng là một “bản sao” của tân Tổng thống Trump và là điều khiến nhiều người quan ngại.

Với vị trí chiến lược gia trưởng, Bannon hiện đứng đầu nhóm cố vấn cấp cao vạch ra những kế hoạch và chính sách quan trọng cho Trump. Truyền thông Mỹ tiết lộ, chính Bannon là người chắp bút cho bài phát biểu của ông Trump trong ngày nhậm chức. Không những thế, sau khi sắc lệnh cấm nhập cư vào Mỹ đối với công dân 7 quốc gia Hồi giáo được ông Trump ban hành hôm 27/1, báo chí Mỹ bắt đầu “lùng sục” người đứng đằng sau quyết định gây tranh cãi này. Và đó không ai khác là Steve Bannon. 

Quyền lực của Bannon đang ngày càng được củng cố khi ông nắm một ghế trong Hội đồng an ninh quốc gia - quy chế thành viên chỉ dành cho các quan chức quốc phòng hay ngoại giao. Chức danh này cho phép ông Bannon tham gia các cuộc họp an ninh tối mật, trong khi các nhân vật khác như Giám đốc Tình báo Quốc gia và Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ chỉ được tham dự khi có yêu cầu của tổng thống.

Đội ngũ thân cận của Tổng thống Trump ở Nhà Trắng cho biết, Steve Bannon là một trong những nhân vật quan trọng nhất được tham dự bữa tiệc trưa với Thủ tướng Anh Theresa May hồi cuối tháng 1 vừa qua, trong khi Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn lại không có mặt. 

Báo chí Mỹ nhìn nhận, với vai trò và tầm ảnh hưởng lên các quyết sách của Tổng thống, Steve Bannon chính là câu trả lời cho câu hỏi “ai là người quyền lực thứ 2 sau Trump” dấy lên thời gian qua. 

Nhân tố gây “sóng ngầm”

Nhưng cũng chính vì tập trung nhiều quyền lực nên Steve Bennon có thể gây nên “sóng ngầm” trong Nhà Trắng. Bennon vốn không được lòng các chính trị gia cả phe Dân chủ lẫn Cộng hòa vì nhiều người cho rằng, với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, một ngày nào đó tư tưởng cực hữu và phân biệt chủng tộc sẽ chiếm lĩnh phòng Bầu dục của nước Mỹ.

Thậm chí John Weaver, một cố vấn chính trị của Thống đốc bang Ohio John Kasich, đã viết trên Twitter: “Kẻ phân biệt chủng tộc, phát xít cực tả đã đại diện cho những bước đi của phòng Bầu dục. Nước Mỹ hãy hết sức cẩn trọng”. Có thể thấy, kể từ khi nhậm chức, nhiều chính sách mà Tổng thống Trump đưa ra mang màu sắc và ý tưởng của Bennon đã gây ra những tranh cãi gay gắt trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ.

Từ việc hủy bỏ chính sách y tế Obamacare, đặt dấu chấm hết cho Hiệp định TPP cho đến sắc lệnh nhập cư mới đây… tất cả đều khiến nội bộ nước Mỹ chia rẽ. Nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa còn lo ngại, với một người từng ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Bennon sẽ giúp Tổng thống Trump đảo chiều quan hệ Nga - Mỹ nhanh hơn dự kiến. 

Tạp chí Time gọi Steve Bannon là “Kẻ mánh khóe vĩ đại”. Ảnh: Time
Tạp chí Time gọi Steve Bannon là “Kẻ mánh khóe vĩ đại”. Ảnh: Time

Ở một khía cạnh khác, theo tờ The New York Times, nội bộ các quan chức Nhà Trắng cũng đang chia bè phái và một cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm giành vai trò và vị thế trong bộ máy nội các mới. Cuộc đấu đá nội bộ thể hiện rõ rệt ở hai phe, một phe do cố vấn Bannon đứng đầu, phe còn lại do Chánh văn phòng Reince Priebus đứng đầu.

Điều đáng nói là ông Bannon dường như đang ở vị thế cao hơn Priebus mặc dù thông thường Chánh văn phòng Nhà Trắng là người có thể hạn chế quyền lực của tất cả các cố vấn cấp cao khác của Tổng thống. 

Theo tờ The New York Times, sở dĩ ông Bannon có quyền hành lớn như vậy là bởi chưa có ai đủ lực để làm đối trọng với ông. Con rể Tổng thống Trump là Jared Kushner, dù giữ vị trí cố vấn cấp cao nhưng dường như đang tập làm quen với đời sống chính trị ở Washington.

Còn ông Chris Christie, Thống đốc bang New Jersey, một trong những cố vấn có kinh nghiệm quản lý nhất của ông Trump thì lại bị loại khỏi vị trí trưởng nhóm chuyển giao quyền lực từ tháng 11/2016. Trong khi đó, ông Bannon có người trợ lý chính sách Stephen Miller - người được cho là “cùng hội cùng thuyền”, sẵn sàng thúc đẩy và triển khai các chính sách quan trọng của Tổng thống Trump.

Giới quan sát cho rằng, giai đoạn đầu của một chính quyền mới ở Mỹ bao giờ cũng có những xáo trộn và phải mất một thời gian để ổn định tương quan lực lượng. Tất cả mới chỉ bắt đầu và liệu cố vấn trưởng Steve Bannon sẽ thể hiện tầm ảnh hưởng đến đâu tiếp tục là chủ đề được chú ý.

Thanh Huyền 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.