Căng thẳng xung quanh vụ án Kim Jong-nam

Cái chết của ông Kim Jong-nam, anh trai lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã gây ra sự căng thẳng giữa Malaysia và Triều Tiên.

Theo The Star, Triều Tiên đã chỉ trích nặng nề cách Malaysia tiến hành điều tra vụ án mạng, cáo buộc Malaysia đang "che giấu điều gì đó", và thông đồng với "kẻ thù" của Bình Nhưỡng.

Anh trai Kim Jong Un, Kim Jong Un, lãnh đạo Triều Tiên, kim jong nam bị giết, Triều Tiên
Ông Kim Jong-nam tử vong hôm 13/2 sau khi bị tấn công tại sân bay Malaysia. 

Vì các bình luận này mà Bộ Ngoại giao Malaysia đã triệu tập ông Kang Chol tới giải thích, trong cuộc họp sáng 20/2. Cùng lúc, Malaysia triệu hồi đại diện ngoại giao của họ ở Triều Tiên về nước để "tham vấn".

Cũng trong ngày 20/2, ông Kang Chol tiến hành cuộc họp báo thứ hai, yêu cầu phía Triều Tiên phải có vai trò trong cuộc điều tra.

“Đã 7 ngày kể từ khi vụ việc xảy ra nhưng vẫn chưa có chứng cứ rõ ràng về nguyên nhân cái chết. Lúc này, chúng tôi không thể tin tưởng vào việc điều tra của cảnh sát Malaysia dù cho họ có thể có kết quả” -NST dẫn lời ông Kang Chol nói.

Ông Kang cho biết, Triều Tiên muốn thiết lập một nhóm điều tra chung với Malaysia, sau khi có các bất đồng trong quá trình xử lý vụ việc.

Phía Malaysia đã bảo vệ cách điều tra của cảnh sát nước này, và nói rằng những bình luận của Đại sứ Triều Tiên Kang Chol là "không có cơ sở".

Anh trai Kim Jong Un, Kim Jong Un, lãnh đạo Triều Tiên, kim jong nam bị giết, Triều Tiên
Ông Kang Chol - Đại sứ Triều Tiên tại Malaysia. 

Trong một diễn biến liên quan, hôm 21/2, Hàn Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Đại sứ Triều Tiên rằng Malaysia ‘thông đồng với các thế lực bên ngoài’ trong quá trình điều tra cái chết của ông Kim Jong-nam.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức cấp bộ của Hàn Quốc cho rằng, các cáo buộc của Triều Tiên là "vô lý".

Để tránh gia tăng căng thẳng, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak tuyên bố rằng, Malaysia không có lý do gì để bôi xấu hình ảnh của Triều Tiên.

Ông nói thêm, các cảnh sát và bác sĩ Malaysia rất "chuyên nghiệp" trong lĩnh vực của họ. Thủ tướng Malaysia khẳng định chính phủ nước này rất "khách quan" và hy vọng các bên hiểu họ đang làm theo đúng luật của Malaysia.

Trong cuộc họp báo vào thứ Sáu tuần trước đó, ông Kang yêu cầu chính quyền Malaysia trao trả thi thể nạn nhân về Triều Tiên.

Tuy nhiên, chính quyền Malaysia cho rằng, đây là một vụ đột tử và cần phải khám nghiệm tử thi.

Cảnh sát Malaysia cho biết họ cần 2 tuần để người nhà nạn nhân tới nhận xác và làm xét nghiệm DNA. Sau khi quá trình điều tra kết thúc, họ sẽ trao trả thi thể nạn nhân đúng theo luật của quốc gia hiện hành.

Đại sứ Kang nói rằng, Triều Tiên không chấp nhận kết quả khám nghiệm tử thi vì các quá trình này không có sự tham gia của đại diện Triều Tiên.

Trong khi Malaysia cho hay đã cung cấp và cập nhật thông tin cho sứ quán Triều Tiên đúng diễn biến và quy trình theo luật định.

Bên cạnh đó, mâu thuẫn cũng nảy sinh giữa Malaysia và Triều Tiên trong quá trình xác định danh tính nạn nhân.

Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid xác nhận người chết là Kim Jong-nam, nhưng sử dụng hộ chiếu tên Kim Chol. Còn Đại sứ Kang nói Triều Tiên không xác nhận nạn nhân là Kim Jong-nam, mà chỉ nói người này tên là Kim Chol như trong hộ chiếu.

Theo Vietnamnet.vn

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.