Kinh tế và chính trị: Chơi với lửa

(Baonghean) - Kinh tế và chính trị luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau - cũng như mối quan hệ giữa an ninh - chính trị hay an ninh - kinh tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mối quan hệ đó có thể trở thành trò chơi với lửa và là nguồn cơn của nhiều trận sóng gió.

 » Những phát ngôn ấn tượng của các đời Tổng thống Mỹ

 » Lễ nhậm chức trăm triệu đô của Tổng thống Mỹ
 

Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo chính thức đầu tiên hôm 11/1. 		 	Ảnh: Reuters
Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo chính thức đầu tiên hôm 11/1. Ảnh: Reuters

Donald Trump “dằn mặt” truyền thông Mỹ 

Cuộc họp báo chính thức đầu tiên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 11/1 vừa qua chắc hẳn khiến cho đại bộ phận giới truyền thông ở Mỹ không mấy hài lòng. Tờ New York Times thậm chí còn đánh giá, cuộc họp báo như một “show diễn” gây sốc và không hề tương xứng với tư cách người đứng đầu nước Mỹ. 

Tạp chí hàng đầu nước Mỹ bình luận: “Ông Trump xuất hiện với cùng một hình tượng mà ông vẫn dùng để lên sóng màn ảnh giải trí từ nhiều năm nay. Nếu ai đó từng hy vọng rằng trách nhiệm của cương vị Tổng thống sẽ khiến Donald Trump biết tiết chế hơn thì có lẽ cuộc họp báo đầu tiên này là một cú sốc không nhỏ”.

Tại lần ra mắt giới truyền thông này, ông Trump được kỳ vọng đem đến câu trả lời cho nhiều vấn đề nóng hổi như: mối quan hệ Mỹ - Nga, những cáo buộc về mâu thuẫn lợi ích nội bộ hay là báo cáo không mấy tích cực được CNN và BuzzFeed công bố cùng ngày ngay trước buổi họp báo. Tuy nhiên, theo đánh giá của đại bộ phận giới truyền thông thì ông Trump chưa thực sự đưa ra lời giải đáp xác đáng. 

Tổng thống đắc cử của Mỹ tuyên bố sẽ không bán “cỗ máy in tiền” của mình mà chuyển lại cho hai con trai lớn điều hành với khẳng định “Chúng sẽ điều hành tập đoàn một cách rất chuyên nghiệp và không nói gì với tôi về vấn đề đó”. Ông thậm chí còn viện đến luật sư riêng để công bố các giải pháp sẽ được triển khai nhằm loại bỏ mọi mâu thuẫn về lợi ích. Vị này khẳng định, trước ngày nhậm chức của ông - 20/1 tới đây, ông Trump sẽ không còn dính dáng gì đến tập đoàn của mình nữa.

Những tuyên bố này không thuyết phục được nhiều chuyên gia và giới truyền thông. Trưởng ban chính trị của tờ Slate Jamelle Bouie nhận định: “Không còn nghi ngờ gì nữa, Donald Trump chắc chắn sẽ có một nhiệm kỳ Tổng thống rối bòng bong với các mối quan hệ làm ăn và mâu thuẫn lợi ích. Bằng việc giữ lại tổ chức Trump Organization, ông ta sẽ có thể nhận được nhiều lợi ích từ các chính phủ nước ngoài. Đó là cách để lách khỏi một luật của Hiến pháp cấm Tổng thống nhận quà hay tiền từ các lãnh đạo ngoại quốc”.

Ông Bouie thậm chí còn “mạnh miệng” cho rằng, ông Trump sẽ là “một nhân tố đại diện cho sự tham nhũng chưa từng có ở Nhà Trắng”. Phóng viên của tờ Politico cũng chia sẻ quan điểm nói trên: “Donald Trump hứa rằng ông ta và các con sẽ không bàn bạc về chuyện làm ăn và chính trị, nhưng chúng ta chỉ có thể tin vào lời nói suông đó. Sự thật là, hầu như khó có thể xác minh được họ có làm như lời hứa đó hay không khi mà không có biện pháp giám sát độc lập nào”. 

Tuy nhiên, nhà nghiên cứu lịch sử Timothy Stanley lại có lời tán dương cuộc ra mắt báo giới đầu tiên của ông Trump khi nhận định ông này đã hoàn toàn “thống trị” sự kiện đó. Ông Trump thậm chí còn từ chối trả lời câu hỏi của một phóng viên CNN vì kênh truyền hình này đã đăng tải một thông cáo với quan điểm phản đối ông chỉ vài giờ trước khi cuộc họp báo diễn ra.

“Ông ấy kỳ lạ, thái quá và đôi khi hơi dối trá. Nhưng ông ta đã chế ngự được họ”, sử gia Stanley nhận xét. “Không giống với một Tổng thống? Đúng. Không được tín nhiệm? Tôi không chắc lắm. Có rất nhiều cử tri bảo thủ không tin vào những báo cáo kết tội ông Trump, đơn giản bởi họ không tin vào các nguồn đó nữa”.

Phó chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung tại cơ quan điều tra hôm 12/1. 	Ảnh: AFP
Phó chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung tại cơ quan điều tra hôm 12/1. Ảnh: AFP

Tập đoàn Samsung bị xướng tên trong vụ bê bối chính trị ở Hàn Quốc

Trong tuần qua, vụ bê bối của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và người bạn thân Chol Soon-sil lại nóng lên với sự “chào sân” của một nhân vật mới. Người mới nhất bị lôi kéo vào vòng bê bối là Lee Jae-yong, Phó Chủ tịch Tập đoàn điện tử Samsung. Ông này cũng chính là con trai của chủ tịch tập đoàn và cháu trai của người sáng lập ra Samsung. 

Có mặt tại cơ quan điều tra hôm 12/1, ông Lee tuyên bố: “Tôi rất lấy làm tiếc vì việc này”. Chờ ông Lee ở cửa cơ quan điều tra là hàng chục phóng viên và nhiều người biểu tình. Đám đông không ngừng hô to “Hãy bắt ngay ông Lee” và cho rằng ông này là kẻ “đồng loã” trong vụ bê bối chưa từng có trong nhiều năm trở lại đây của lịch sử Hàn Quốc.

Theo tờ Yonhap, khả năng ông Lee bị cơ quan điều tra yêu cầu toà phát lệnh bắt giữ là rất lớn. Vụ bê bối xoay quanh nhân vật Choi Soon-sil, được biết đến như là bạn thân của bà Park Geun-hye không có vẻ gì là lắng xuống khi mà càng ngày càng có nhiều người liên đới đến vụ việc được công bố.

Được biết, bà Choi đã lợi dụng mối quan hệ của mình với bà Park để thu về những khoản tiền khổng lồ đến từ các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc. Trong đó phải kể đến những cái tên như Samsung, Huyndai, SK, LG và Lotte. Samsung được cho là “hào phóng” nhất khi rót cho bà Choi khoản tiền lên đến 20 tỷ won tương đương với 17 triệu USD. Tập đoàn này cũng bị nghi ngờ đã chi vài triệu euro để con gái bà Choi đi du học tại Đức. 

Hiện cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm rõ mối liên quan của Samsung với vụ bê bối nói trên. Trong đó có khả năng Samsung đã dựa vào bà Choi để nhận được cái gật đầu của Chính phủ cho phi vụ sáp nhập 2 công ty con của tập đoàn này vào năm 2015. 

Hải Triều

(Theo Le Monde)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.