Góp gió thành bão

Những cơn sóng gió ghê gớm nhất trên chính trường thế giới có thể xuất phát từ những việc tưởng như rất nhỏ. Đôi khi chỉ một cuộc điện thoại cũng có thể thay đổi cục diện một mối quan hệ phức tạp, một nhà lãnh đạo đầy quyền lực hoàn toàn có thể mất hết tất cả vì sai lầm của người bạn thân…

Đảng cầm quyền Hàn Quốc ra hạn cho Tổng thống từ chức

Thứ Năm ngày 1/12, đảng cầm quyền Saenuri ở Hàn Quốc đã yêu cầu Tổng thống Park Geun-hye chấp nhận từ nhiệm vào tháng Tư tới đây như một bước đầu tiên cho cuộc bầu cử sớm diễn ra vào tháng Sáu. 

Yêu cầu nói trên đã được 128 Nghị sĩ của đảng Saenuri thông qua, đồng thời họ cũng cho bà Park Geun-hye kỳ hạn 1 tuần để suy nghĩ. Nếu từ chối, nữ Tổng thống Hàn Quốc sẽ có nguy cơ đối mặt với quy trình bãi nhiệm đáng xấu hổ.

Các mốc thời gian đưa ra trong yêu cầu này được cho là thích hợp nhất để đảm bảo một cuộc chuyển giao quyền lực êm đẹp, cho phép các đảng phái có đủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc bầu cử sớm. 

Một cuộc biểu tình kêu gọi bà Park Geun-hye từ chức ở Seoul hôm 30/11. Ảnh: AFP
Một cuộc biểu tình kêu gọi bà Park Geun-hye từ chức ở Seoul hôm 30/11. Ảnh: AFP

Bà Park Geun-hye đang đối mặt với tỷ lệ ủng hộ thấp thảm hại và xuống đến mức kỷ lục do những bê bối liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil của mình.

Không chỉ bị nghi ngờ đồng loã với bà Choi trong các vụ tham nhũng, Tổng thống Park Geun-hye còn bị chất vấn về nhiều vấn đề khác khiến uy tín liên tục sụt giảm. Trong đó có thể kể đến vụ bà Park phải giải trình về số lượng lớn thuốc Viagra mà Văn phòng Tổng thống mua trong những năm gần đây.

Hàng loạt cuộc biểu tình diễn ra ở Hàn Quốc kêu gọi bà từ chức mặc dù bà đã lên tiếng xin lỗi dân chúng vì sai lầm của mình. Sau một thời gian từ chối từ chức, hôm thứ Ba vừa qua, bà tuyên bố đồng ý rời nhiệm sở sớm hơn kỳ hạn (năm 2018).

Tuy nhiên, bà vẫn chưa đưa ra thời gian cụ thể cho đến khi yêu cầu của đảng Saenuri được đưa ra. Nếu như đến thứ Năm ngày 8/12, bà Park vẫn không chấp nhận yêu cầu thì một cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức vào thứ Sáu để quyết định việc tiến hành quy trình bãi nhiệm. 

Trong bối cảnh chính trị Hàn Quốc gặp sóng gió, cũng hôm 1/12, Triều Tiên đã tiến hàng hàng loạt cuộc tập trận mô phỏng tấn công vào Seoul và nhiều mục tiêu khác.

Trước đó vài giờ, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã thông qua giải pháp trừng phạt Pyongyang vì cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân lần thứ 5 (hồi tháng Chín vừa qua). 

Donald Trump gây tranh cãi vì điện đàm với lãnh đạo Đài Loan

Hôm thứ Sáu ngày 2/12, Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có cuộc điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Sự kiện này ngay lập tức tạo nên một “gợn sóng” trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. 

Trên thực tế, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp của Mỹ có sự tiếp xúc với giới chức Đài Loan kể từ năm 1979, khi mối quan hệ ngoại giao chính thức giữa 2 bên đổ vỡ, thay vào đó là sự xích lại gần nhau của Mỹ và Trung Quốc.

Bắc Kinh duy trì quan điểm Đài Loan phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc đại lục và Mỹ thể hiện sự ủng hộ đối với chủ trương “Một Trung Quốc” này. Do vậy, việc Tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với bà Thái Anh Văn chẳng khác nào “một gáo nước lạnh” cho cả Washington và Bắc Kinh.

Ngay sau đó, Nhà Trắng đã lập tức tái khẳng định ủng hộ cho chính sách “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh và rằng “không có sự thay đổi nào về chính sách đối ngoại lâu dài”.

Hoàn toàn đối nghịch với thái độ của Nhà Trắng, ông Trump đã thản nhiên viết trên trang Twitter của mình: “Lãnh đạo Đài Loan đã gọi điện cho tôi hôm nay để chúc mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử. Xin cảm ơn!”.

Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 1/12 phát biểu tại Ohio. Ảnh: Bloomberg
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 1/12 phát biểu tại Ohio. Ảnh: Bloomberg

Thậm chí, sau đó ông Trump còn thêm một dòng tweet khác với ý mỉa mai không hề giấu diếm: “Thú vị làm sao khi nước Mỹ bán cho Đài Loan hàng tỷ đô la thiết bị quân sự, thế mà tôi lại không nên chấp nhận một cuộc gọi chúc mừng”. 

Trước đó trong quá trình vận động bầu cử, ông Trump từng thẳng thắn chỉ trích chính sách thương mại “hung hãn” và thao túng tiền tệ của Trung Quốc. Ông thậm chí còn tuyên bố nếu đắc cử sẽ áp thuế 45% cho các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hiển nhiên chủ đề này đã được “né tránh” trong cuộc trò chuyện đầu tiên giữa Tổng thống đắc cử và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, ông Trump cũng chưa từng đề cập đến Đài Loan trong cuộc vận động tranh cử của mình, nên sự việc lần này đang làm dấy lên câu hỏi liệu ông có ý định thay đổi vị trí của Mỹ trong mối quan hệ ngoại giao 3 bên này.

Một nguồn tin thân cận với ông Trump cho biết trong cuộc điện đàm hôm thứ Sáu, hai bên đã “đề cập đến mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, chính trị và an ninh giữa Đài Loan và Mỹ”.

Thêm vào đó, sự hiện diện của những chính khách và doanh nhân thân Đài Loan trong nhóm người thân cận của ông Trump lại càng khiến mối nghi ngại nói trên có thêm tính chân thực. 

Về phía Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng cuộc điện đàm “chỉ là một mánh khoé nho nhỏ” của Đài Bắc và sẽ không thể tác động vào chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Đài Loan.

Ông này cũng tuyên bố: Hy vọng không ai có thể “can thiệp hay làm xói mòn” mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, mà trong đó, chính sách “Một Trung Quốc” là một trong những điểm chủ chốt.

Hải Triều

      (Theo Le Monde)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.