Từ chối TPP - hành động đầu tiên của Tổng thống đắc cử Trump

(Baonghean) - Tổng thống đắc cử Donald Trump vừa công bố một đoạn video vào hôm 21/11 về kế hoạch chuyển tiếp cũng như các chính sách cho 100 ngày đầu làm Tổng thống Mỹ. Trong đó nhấn mạnh việc Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay ngày đầu tiên ông này nhậm chức.

Đây có thể coi là bước đi thực tế đầu tiên của ông Trump trên cương vị Tổng thống đối với các hiệp định thương mại  vốn đã bị vị tỷ phú bất động sản này chỉ trích trong chiến dịch tranh cử của mình. 

Những trông đợi từ TPP

TPP là hiệp định với sự tham gia của 12 nước thành viên chiếm đến 40% sản lượng thương mại toàn cầu. Vào hôm Chủ nhật tuần vừa rồi, ông Obama một lần nữa khẳng định rằng, các thỏa thuận thương mại này có thể thúc đẩy nền kinh tế cũng như tăng việc làm cho nước Mỹ. Vì thế, việc không thông qua đồng nghĩa với việc làm suy yếu vị thế của nước này trong khu vực.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo châu Á Thái Bình Dương cuối tuần qua đã họp mặt tại Peru trong khuôn khổ Hội nghị APEC tuyên bố, sẽ tiếp tục theo đuổi các hiệp định tự do thương mại cho dù ông Trump phản đối.

Nếu được thực hiện đầy đủ, hiệp định có thể kích thích xuất khẩu, đồng thời làm giảm sự phá hủy môi trường và cải thiện đời sống người lao động ở các nước như Brunei, Peru, Chile hay Việt Nam. Ví dụ, những nước tham gia ký kết phải áp dụng mức lương tối thiểu, bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng và không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước hay thuộc sở hữu nhà nước.

Ông Obama từng trông đợi sự phê chuẩn TPP từ Quốc hội ngay trước khi Tổng thống mới lên cầm quyền, tuy nhiên với sự kiểm soát của đảng Cộng hòa đối với cả Quốc hội và Nhà Trắng, điều này khó có thể xảy ra.

Ivanka Trump (phải) ngồi họp trong cuộc trao đổi giữa tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (thứ ba từ trái sang) tại Tháp Trump, Manhattan, New York, ngày 17/11. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump (thứ hai từ trái sang) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (thứ ba từ trái sang) tại Tháp Trump, Manhattan, New York, ngày 17/11. Ảnh: Reuters.

Bên cạnh đó, Hiệp định TPP với mục tiêu làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, tuy nhiên, những người phản đối cho rằng các cuộc đàm phán ở trong bí mật và hiệp định thiên vị cho các tập đoàn lớn. 

Đối với chính quyền Obama, TPP có thể xem là chìa khóa cho sự ảnh hưởng của Mỹ, tuy nhiên, với tỷ phú Trump thì trái lại. Ông Trump gọi Hiệp định TPP là “hiểm họa tiềm tàng’’ cho Mỹ và tuyên bố sẽ đàm phán những thỏa thuận thương mại song phương công bằng hơn và mang lại việc làm cũng như khôi phục các ngành công nghiệp.

Các nhận định

Trong một phát biểu hồi tháng 9, ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng khẳng định, nếu TPP bị từ chối, nước Mỹ sẽ xa rời việc bảo vệ lợi ích của mình cũng như thúc đẩy các giá trị chung của họ. Mỹ sẽ từ bỏ khả năng định hình các diễn biến trong khu vực gồm một phần tư dân số thế giới, nơi mà phần lớn lịch sử của thế kỷ 21 được viết lên. 

Một vài giờ trước tuyên bố của Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cảnh báo rằng, TPP sẽ vô nghĩa nếu không có sự tham gia của Mỹ. Đồng thời, ông này cũng thừa nhận các nước tham gia TPP vẫn chưa thảo luận cho tình huống Mỹ rút khỏi TPP.

Abe ủng hộ Hiệp định TPP, ông cũng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp gỡ ông Donald Trump. Với tuyên bố từ bỏ TPP của Trump, Thủ tướng Nhật coi như đã thất bại trong việc thuyết phục ông Trump thoát khỏi tư tưởng ‘’nước Mỹ là trên hết’’ với chủ nghĩa bảo hộ mạnh mẽ cho các quyền lợi của Mỹ. Ông Abe cũng nhấn mạnh rằng hiệp định không thể thương lượng lại vì sẽ gây ra xáo trộn sự cân bằng của các lợi ích. 

Nhà nghiên cứu Parag Khanna tại Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, tuyên bố của Trump là không bất ngờ. Tuy vậy, chính sách thương mại của Trump có thể làm giảm lợi ích mà TPP mang lại cho Mỹ. Chủ nghĩa bảo hộ mà ông Trump theo đuổi sẽ không làm giảm sự trợ cấp của các nước châu Á cho các doanh nghiệp nhà nước hay các thị trường mở mà ở đó, các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ phụ thuộc về khía cạnh doanh thu và tăng trưởng. 

Biểu tình chống TPP tại Hoa Kỳ. 	Ảnh: BBC
Biểu tình chống TPP tại Mỹ. Ảnh: BBC.

Simon Rabinovitch, biên tập viên của tờ Economist nhận định, việc Mỹ rút khỏi TPP có thể kết thúc những nỗ lực trong cả thập kỷ. Trên thực tế, TPP không hẳn là một thỏa thuận tệ hại cho nước Mỹ như nhận định của Trump, hiệp định có thể giúp Mỹ có tiếng nói mạnh mẽ hơn dựa trên các quy định về thương mại với châu Á. Trong đó, quyền về lao động cũng như sở hữu trí tuệ sẽ được tập trung hơn. 

Hướng đi nào cho TPP?

Nhận định vào hôm 21/11, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng, nếu không có Mỹ, TPP sẽ là một thỏa thuận hoàn toàn mới, và nếu hiệp định này không được tiếp tục sẽ là một tổn thất cho các thành viên còn lại.

Thực tế, TPP sẽ có hiệu lực với sự chấp thuận của 6 quốc gia chiếm ít nhất 85% sản lượng kinh tế các nước tham gia hiệp định, do vậy, việc đạt được chấp thuận từ Mỹ là điều bắt buộc để hiệp định này kích hoạt.

Có thể thấy, nếu ông Trump làm đúng những gì đã tuyên bố thì tương lai của TPP đang thực sự bế tắc. Tuy vậy, xu thế tự do thương mại là tất yếu, quá trình này vẫn tiếp diễn song phương giữa các nước châu Á và các nước tiến bộ phía bán cầu Tây như Canada, Mexico, Chile.  

Ở một góc nhìn khác, trong một tuyên bố trước Ủy ban Quốc hội Nhật Bản hồi tuần trước, Thủ tướng Abe cho rằng ‘’Nếu TPP không tiến thêm, Hiệp định đối tác toàn diện kinh tế khu vực (RCEP) có thể là hướng đi’’. RCEP bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc với 12 quốc gia châu Á khác bao gồm Australia và New Zealand đã được đàm phán từ năm 2013. 

Đây là một hiệp ước được Trung Quốc hậu thuẫn có thể coi là đối thủ với TPP và không có sự tham gia của Mỹ, nay lại được sự quan tâm của các nước tham gia TPP như Peru và Malaysia. Việc TPP sụp đổ có thể gây ra một khoảng trống ở châu Á và người ta đang nghĩ về việc Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống này và trở thành người dẫn đầu và hình thành các hiệp định thương mại. 

Phan Vũ

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.