Những ảnh hưởng khi Trump lên làm tổng thống

(Baonghean) - Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc với phần thắng nghiêng về phía ông Donald Trump. Trong khi bà Clinton đổ lỗi cho FBI về thất bại của mình và những ngày qua hàng ngàn người đã biểu tình phản đối ông Trump thì vị tổng thống đắc cử vẫn đang tiến hành những bước đầu tiên. Quyết sách của Donald Trump sẽ ảnh hưởng rất lớn không chỉ ở nước Mỹ mà còn trên toàn thế giới. 

Ngay sau khi ông Trump đắc cử, thị trường chứng khoán đã có phản ứng ban đầu với việc chỉ số trung bình của lĩnh vực công nghiệp Dow giảm 800 điểm, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi vào buổi sáng hôm sau. 

Những điều ông Trump nói đến đầu tiên trong bài phát biểu chiến thắng của mình là xây dựng lại cơ sở hạ tầng quốc gia. Ông tuyên bố, “chúng ta sẽ sửa chữa bên trong các thành phố, và xây dựng lại các đường cao tốc, cầu, đường hầm, sân bay, trường học, bệnh viện,  đồng thời  sẽ xây dựng lại cơ sở hạ tầng, sử dụng hàng triệu lao động cho công việc xây dựng này”.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố chấp nhận kết quả cuộc bầu cử rạng sáng ngày 9/11. 	Ảnh: CNBC
Tổng thống Donald Trump tuyên bố chấp nhận kết quả cuộc bầu cử rạng sáng ngày 9/11. Ảnh: CNBC

Trước đó, trong các cuộc vận động tranh cử, ông Trump hứa sẽ chi tiêu mạnh tay vào các chương trình có thể tạo ra con số vô cùng lớn công việc trong ngành xây dựng, sản xuất thép và lĩnh vực khác.  Điều này được kỳ vọng có thể thay đổi được thực trạng kinh tế hiện tại, khi mà chính sách kinh tế tương đối mềm mỏng của ông Obama có thể đã không đạt được nhiều kết quả. 

Ngoài những chi tiêu cho hạ tầng, chính sách kinh tế của Trump bao gồm cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 15%. Bên cạnh đó, ông cũng cam kết sẽ bãi bỏ những quy định mà ông cho rằng là gánh nặng của doanh nghiệp và kìm hãm tạo việc làm. Cuối cùng, ông cũng tuyên bố bãi bỏ và thay thế Obamacare, một cam kết rằng ông sẽ thực hiện được với một quốc hội của Đảng Cộng hòa.

Các nhà kinh tế đều lo ngại rằng gói kích thích tiêu dùng và cắt giảm thuế có thể làm tăng khoản nợ quốc gia lên 5 nghìn tỷ USD hoặc thậm chí nhiều hơn. Họ cũng cho rằng những lời lẽ mạnh mẽ về thao túng tiền tệ và thuế có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, ông Trump khẳng định rằng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhiều hơn sự thâm hụt và không cần tăng thuế để chi trả cho các chi tiêu cơ sở hạ tầng. 

Mặc dù các chính sách tổng hợp của ông Trump có thể đem lại lợi ích cho kinh tế Mỹ. Thế nhưng, theo phân tích của Tập đoàn Goldman, sự việc này có thể tác động tiêu cực lên nền kinh tế thế giới. Những dự định trong chính sách của ông Trump gắn với các chính sách kích thích ngân sách, thuế thương mại, quy định chặt chẽ hơn về nhập cư và lãi suất cao hơn.

Trong khi các nền kinh tế đã phát triển có thể nhận được các trợ lực ban đầu từ gói kích thích tài chính của Mỹ thì sự tác động nhanh chóng mờ nhạt và tác động tiêu cực đến các nền kinh tế mới nổi. Gói kích thích tài chính lớn có thể hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu trong ngắn hạn nhưng tổng hợp các chính sách lại thì dường như nó sẽ cản trở sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo. 

Các thỏa thuận tự do thương mại như TPP hay NAFTA, là một trong những chủ đề đầu tiên lôi kéo ông Trump vào chính trị. Donald Trump thường lên án các cường quốc khác đánh lừa nước Mỹ và ăn cắp việc làm từ những năm 1980. Với NAFTA, ông Trump muốn đàm phán lại các điều khoản, thậm chí chấm dứt hẳn.

Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương TPP cũng không nhận được sự ủng hộ của vị tổng thống đắc cử này. Thắng lợi của ông Trump có thể coi là làm trầm trọng hơn chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại toàn cầu cũng như gây ra sự tăng trưởng chậm chạp.

Những người phản đối ông Trump biểu tình sau khi có kết quả cuộc bầu cử ngày 14/11. 	Ảnh: Reuters
Những người phản đối ông Trump biểu tình sau khi có kết quả cuộc bầu cử ngày 14/11. Ảnh: Reuters

Vấn đề biến đổi khí hậu

Trong nhiều năm qua, Mỹ là quốc gia bị đổ lỗi nhiều nhất vì cản trở các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu. Thượng viện Mỹ từng từ chối phê chuẩn Hiệp định thư Kyoto, trong khi Tổng thống George W Bush từ chối thực hiện bất kỳ hành động nào để cắt giảm ô nhiễm carbon. Tuy nhiên, trong 4 năm trở lại đây, nước Mỹ đã hành động và thể hiện vai trò dẫn đầu trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Theo đó, thế giới đã có một cơ hội mỏng manh để giữ nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng nguy hiểm 20C. Tuy nhiên, Trump và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tuyên bố sẽ đảo ngược quá trình này. Trang web chính thức trong quá trình chuyển giao tổng thống của ông Trump đề cập đến việc tập trung vào khai thác, đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch và tháo gỡ các kế hoạch về khí hậu của ông Obama.

Nếu Đảng Cộng hòa của ông Trump tiếp tục thực hiện những điều này, họ sẽ phải chịu trách nhiệm cho các chi phí và thiệt hại từ sự tăng nhiệt độ, lũ lụt, hạn hán, bão, mực nước biển nhấn chìm các thành phố ven biển. Mặc khác, Đảng Cộng hòa không thể phủ nhận hoàn toàn những tác động của biến đổi khí hậu trên góc nhìn khoa học cũng như thực tế. Đồng thời, những tác động của những người chống biến đổi khí hậu sẽ có thể tác động đến ý chí chính trị trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Vấn đề nhập cư

Trong một phát biểu sau khi đắc cử tổng thống, Donald Trump đã tuyên bố về kế hoạch về dân nhập cư bằng cách trục xuất 3 triệu tội phạm và xây dựng hàng rào dọc biên giới Mexico. Những người mà ông Trump cho rằng cần được trục xuất hoặc giam cầm là những tội phạm, thành viên các băng đảng hay buôn bán ma túy.

Tuy vậy, trong một phát biểu khác, ông Trump vẫn khẳng định những người nhập cư không có giấy tờ nhưng không có hồ sơ tội phạm vẫn là những người “tuyệt vời”, mặc dù ông không đề cập chi tiết về chính sách cho những người này. Trên thực tế, dưới thời tổng thống Obama, Mỹ đã trục xuất 2,5 triệu người nhập cư - nhiều nhất trong lịch sử và tăng gấp đôi số chốt tuần tra biên giới. 

Phan Vũ

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.