Philippines vừa 'phá băng', vừa cân bằng đối ngoại

(Baonghean) - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang có chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Trung Quốc của một nhà lãnh đạo Philippines kể từ năm 2011. Trung Quốc cũng là nước đầu tiên ngoài ASEAN mà ông Duterte đến thăm kể từ khi nhậm chức hồi tháng 6.

Diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ song phương đang xấu đi liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông, chuyến công du của ông Duterte được đánh giá là mũi tên “phá băng” quan hệ với Bắc Kinh.

Tập trung kinh tế

Trong tuyên bố đưa ra trước chuyến thăm, Tổng thống Philippines Duterte đã không ngần ngại mô tả rằng, chuyến thăm Trung Quốc lần này là một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai nước.

Về phía Trung Quốc, Ngoại trưởng nước này Vương Nghị cũng dùng những lời có cánh cho chuyến công du như “chuyến thăm lịch sử”, “điểm khởi đầu mới”. Không phải ngẫu nhiên mà lãnh đạo hai bên đưa ra những lời bình luận như vậy!

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang phải “đi trên dây” trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đang phải “đi trên dây” trong mối quan hệ với Trung Quốc và Mỹ. Ảnh: Reuters.

Nhìn vào con số 400 lãnh đạo doanh nghiệp trong phái đoàn tháp tùng Tổng thống Philippines lần này, dư luận sẽ thấy mục tiêu trọng tâm chuyến công du là hợp tác kinh tế - thương mại.

Thực tế cho thấy, Philippines hiện vẫn đang có một nền tảng cơ sở hạ tầng yếu kém, tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng, bên cạnh thiếu hụt nguồn năng lượng. Có thể nói, những thứ mà Manila đang thiếu thì Bắc Kinh có thừa.

Bởi thế, chuyến công du của ông Duterte được lý giải trước hết là nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. 

Chính Tổng thống Duterte trong nhiều tuyên bố đã khẳng định, Philippines sẽ sử dụng kết quả chuyến thăm Trung Quốc lần này để cải thiện cơ sở hạ tầng như xây dựng bệnh viện, trường học, nhà máy thủy điện đồng thời thu hút thật nhiều nguồn đầu tư từ phía Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Philippines.

Ông Duterte được cho là còn muốn tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại ma túy trong nước, vốn đang gặp nhiều ý kiến tranh cãi. 

Đánh cược ngoại giao

Với rất nhiều mục tiêu đặt ra, chuyến công du lần này cũng đánh dấu sự thay đổi rõ ràng trong chính sách ngoại giao của Phillippines kể từ khi ông Duterte nắm quyền. “Dội nước lạnh” vào quan hệ đồng minh với Mỹ, có những tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là những gì dư luận đang chứng kiến.

Ngay trước chuyến thăm, Philippines đã có loạt động thái khiến Mỹ bất ngờ, như yêu cầu Mỹ rút về nước các binh sỹ đang giúp Manila chống lại các tay súng Hồi giáo ở miền Nam, tuyên bố lần cuối tập trận chung Mỹ - Phiippines tại đảo Luzon.

Ông Duterte cũng tuyên bố sẵn sàng tiến hành tập trận quân sự chung với Trung Quốc và Nga thay vì với Mỹ. Đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, ông Duterte đã thể hiện quan điểm khác với người tiền nhiệm, tin tưởng sẽ đạt được sự đồng thuận với Bắc Kinh.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua khi ông đến Trung Quốc bắt đầu  chuyến thăm nhà nước kéo dài 4 ngày. Ở giữa là Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. 	Ảnh: Philstar
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bắt tay Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua khi ông đến Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm nhà nước kéo dài 4 ngày. Ở giữa là Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Philstar

Tuy nhiên, chính sự thay đổi này đang được đánh giá một bước đi ngoại giao nhiều rủi ro của Tổng thống Philippines, với một bên là đồng minh lâu năm còn một bên là “nguồn tài chính” khổng lồ Trung Quốc. Có ý kiến còn cho rằng, đây là một sự đánh đổi không dễ dàng của ông Duterte trong chiến lược đối ngoại của mình.

Hẳn nhiên, vấn đề nóng trong quan hệ hai nước là Biển Đông và phán quyết của Tòa trọng tài đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Trước áp lực, ông Duterte cho biết, sẽ không né tránh để đảm bảo lợi ích quốc gia cốt lõi.

Ông cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ thực hiện những gì mà mình đã tuyên bố. Chúng tôi không mặc cả bất cứ điều gì. Philippines sẽ tiếp tục khẳng định những gì thuộc về mình, mà Tòa trọng tài đã phán quyết”.

Thế nhưng, trong cuộc gặp trực tiếp với các nhà lãnh đạo phía Trung Quốc, chắc chắn Tổng thống Philippines sẽ phải lựa chọn cách đề cập khéo léo và mềm mỏng hơn. Bởi hơn ai hết, ông Duterte không muốn lộ trình “hâm nóng” quan hệ với Bắc Kinh bị ảnh hưởng.

Mỹ hay Trung Quốc?

Về phía Trung Quốc, nước này rõ ràng đang “mở cờ trong bụng” để chào đón sự thay đổi của Phillipines.

Đơn giản bởi điều đó hoàn toàn phù hợp với mục đích của Bắc Kinh là chia tách hai đồng minh sâu sắc Mỹ và Philippines. Rộng hơn, đó là làm giảm vai trò của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như làm giảm lộ trình “xoay trục” của nền kinh tế số 1 thế giới. 

Còn với Mỹ, sự thay đổi về chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Philippines đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến rất gần.

Đáng nói là cả hai ứng viên hàng đầu hiện nay đều không mặn mà với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - chủ lực trong chiến lược xoay trục sang châu Á của Tổng thống Obama.

...
Tổng thống Duterte một mặt tuyên bố sẽ chấm dứt tập trận chung với Mỹ, mặt khác lại khẳng định, Philippines sẽ duy trì liên minh và các hiệp ước quân sự đã ký với Mỹ.

Nếu như Philippines cũng quay lưng thì có thể nói, dự án tham vọng này của chính quyền Mỹ có thể sẽ đổ bể. Quan sát và thăm dò là những gì mà chính quyền Washington đang phải làm với Manila.

Tuy nhiên trở lại với chính quyền Philippines, Tổng thống Duterte một mặt tuyên bố sẽ chấm dứt tập trận chung với Mỹ, mặt khác lại khẳng định, Philippines sẽ duy trì liên minh và các hiệp ước quân sự đã ký với Mỹ.

Ông Duterte có lẽ hiểu rằng, quân đội Philippines vốn có lịch sử quan hệ khăng khít với Mỹ, vì thế, một sự thay đổi ngay lập tức là không thể.

Không chỉ vậy, nếu ông Duterte thực sự muốn triển khai chiến lược ngoại giao cân bằng với cả Trung Quốc và Mỹ trong thời gian dài, đó sẽ là những thách thức vô cùng lớn và không hề dễ dàng.

Trong lộ trình đó, Trung Quốc viện trợ đến đâu, Mỹ sẽ làm gì để níu kéo quan hệ đồng minh với Philippines sẽ là những gì mà ông Duterte phải cân nhắc kỹ lưỡng. Và chuyến thăm Trung Quốc lần này có lẽ cũng đang là một động thái thăm dò chiến lược của chính quyền Philippines.

Phương Hoa

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.