Putin và Đảng nước Nga thống nhất vượt cửa ải niềm tin

(Baonghean) - Đến cuối ngày 19/9, với gần 96% số phiếu được kiểm, đảng nước Nga thống nhất đã giành được hơn 54% số phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử Duma quốc gia, tức Hạ viện Nga khóa 7, bỏ xa đảng về thứ hai là Cộng sản Liên bang Nga.

Với kết quả này, đảng của Tổng thống Putin giành 343 ghế trong Quốc hội gồm 450 thành viên. Diễn ra trong bối cảnh nước Nga đang gặp rất nhiều khó khăn, việc đảng cầm quyền giành được kết quả như vậy cho thấy, Tổng thống Putin và đảng nước Nga thống nhất đã vượt qua được phép thử lòng tin của người dân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và đảng nước Nga thống nhất của ông vẫn lấy được niềm tin của người dân (Nguồn: Sputnik)
Tổng thống Nga Vladimir Putin và đảng nước Nga thống nhất của ông vẫn lấy được niềm tin của người dân (Nguồn: Sputnik)

Thắng lợi thuyết phục

Được đánh giá là cuộc bầu cử có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại, cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga khóa 7 được đánh giá không chỉ là phép thử lòng tin đối với đảng nước Nga thống nhất (UR) mà còn là với cá nhân Tổng thống Vladimir Putin.

450 đại biểu Hạ viện được bầu trong dịp này theo thể thức hỗn hợp vốn được áp dụng trong cuộc bầu cử năm 2003. Theo đó, một nửa số đại biểu, tức 225 ghế được bầu theo danh sách chính đảng, còn 225 ghế được bầu theo khu vực bầu cử. Việc đạt được đa số ghế như vừa qua đã cho thấy, đảng nước Nga thống nhất và Tổng thống Putin đã giành chiến thắng thuyết phục. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi này.

Đảng nước Nga thống nhất đã giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Duma Quốc gia (tức Hạ Viện) Nga lần thứ 7 (Nguồn: Sputnik)
Đảng nước Nga thống nhất đã giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Duma Quốc gia (tức Hạ Viện) Nga lần thứ 7 (Nguồn: Sputnik)

Thứ nhất, phải kể đến thể lệ bầu cử lần này đã quay trở lại hệ thống bầu cử trước đây. Quy định này được xem là cơ hội hiếm hoi để các ứng viên đối lập lên tiếng, khi hàng trăm nhân vật chỉ trích Điện Kremlin được phép ra tranh cử. So với trước đây, hầu hết các ứng viên đối lập đều bị cản trở tham gia ngay từ đầu. Theo giới quan sát, chính quyền Tổng thống Putin muốn tạo ấn tượng rằng, đây là cuộc bầu cử tự do và công bằng theo tiêu chuẩn quốc tế. Và ông Putin đã làm được!

Thứ hai, một nước Nga đang tạo dựng được vai trò quan trọng trong các hồ sơ nóng như Syria hay Ukraine, cũng là lý do khiến người dân Nga tiếp tục đặt niềm tin vào đảng cầm quyền của Tổng thống Putin. Bên cạnh đó, diễn ra trong bối cảnh nước Nga đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế do các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, kết quả này cho thấy người dân Nga vẫn muốn một nước Nga ổn định và muốn tin tưởng vào đường lối của chính phủ. Với kết quả này, hai nhà lãnh đạo Nga là Thủ tướng Dmitry Medvedev và Tổng thống Vladimir Putin có thể vững tâm thực hiện mục tiêu nhanh chóng vực dậy nước Nga, vốn bị suy yếu nghiêm trọng vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. 

Còn nhiều thách thức

Thế nhưng không thể phủ nhận, chính những khó khăn về kinh tế cũng đã khiến cho kết quả lần bầu cử này khá khiêm tốn so với số phiếu áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2007. Bên cạnh đó, tỷ lệ ủng hộ đảng cầm quyền tại Nga thời gian qua đã giảm sút đáng kể. Theo kết quả thăm dò dư luận do Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga công bố mới đây, đảng nước Nga thống nhất dù dẫn đầu nhưng chỉ với 41,1% số phiếu ủng hộ.

Có thể nói, một nước Nga đang bước vào năm thứ 3 của một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài đã khiến cho cử tri có phần suy chuyển. Thực tế cho thấy, năm 2015, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga giảm 3,7% và dự báo sẽ còn giảm tiếp thêm 1,9% trong năm nay. Nguyên nhân chính vẫn là do giá dầu mỏ và khí đốt giảm mạnh.

Từ phải sang: Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nga cũng là Chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev tại trụ sở chiến dịch tranh cử của đảng hôm 18/9/2016 (Nguồn: Sputnik)
Từ phải sang: Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nga cũng là Chủ tịch đảng Nước Nga thống nhất Dmitry Medvedev tại trụ sở chiến dịch tranh cử của đảng hôm 18/9/2016 (Nguồn: Sputnik)

Trong khi đó, các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn đang tác động mạnh tới nền kinh tế Nga. Theo thống kê, trong giai đoạn 2014 - 2017, Nga đã mất khoảng 600 tỷ USD vì những nguyên nhân này. Vì vậy, việc đảng cầm quyền Nga giành thắng lợi lần này có thể nói chưa phải là kết quả cuối cùng, mà là mở ra chặng đường khó khăn mới cho chính quyền của Tổng thống Putin.

Làm sao để chèo lái nước Nga ra khỏi khó khăn chồng chất về kinh tế để đi vào quỹ đạo ổn định mới là những lá phiếu chắc chắn nhất cho đảng nước Nga thống nhất lúc này.

Bên cạnh đó, một thách thức phải kể đến là những khúc mắc trong quan hệ với Ukraine và Mỹ sau cuộc bầu cử tại Nga. Cần nhắc lại một điểm đáng chú ý là cuộc bầu cử có sự tham gia của người dân Crimea sau khi bán đảo này sáp nhập vào Nga hơn 2 năm trước. Mỹ và Ukraine đều đã lên tiếng phản đối và khẳng định không công nhận tính hợp pháp của cuộc bầu cử ở Crimea.

Chắc chắn rằng, việc Nga sử dụng kết quả hợp pháp trên bán đảo Crimea sẽ là yếu tố kích thích những mâu thuẫn vốn có với Mỹ và Ukraine. Rõ ràng, xích mích tăng lên với hai nước này sẽ phần nào làm chậm lại tiến trình giải quyết vấn đề Ukraine cũng như các hồ sơ nóng có sự tham gia của cả Nga và Mỹ.

Trong - ngoài đều đang tồn tại rất nhiều thách thức. Có thể nói, đây sẽ là những khó khăn mà đảng cầm quyền nước Nga thống nhất và Tổng thống Putin sẽ phải vượt qua thời gian tới đây.

Phương Hoa

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.