Quan hệ Mỹ - Triều sẽ 'trở về con số 0'?

(Baonghean) - “Nói là làm”, Triều Tiên đã đưa ra một hành động đáp trả quyết liệt với quyết định triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được Mỹ và Hàn Quốc đưa ra hôm 8/7 vừa qua.

Theo đó, Bình Nhưỡng đã tuyên bố “cắt đứt kênh liên lạc duy nhất” giữa 2 nước và áp dụng “luật thời chiến” với các đối tượng liên quan tới Mỹ. Sự đáp trả mạnh mẽ từ phía Triều Tiên đang đẩy mối quan hệ vốn rất trắc trở giữa hai bên trước nguy cơ về con số 0.  

Ngày 13/7, Hàn Quốc và Mỹ đã chọn thị trấn Seongju thuộc vùng núi phía Nam Hàn Quốc, làm địa điểm triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Reuters.
Ngày 13/7, Hàn Quốc và Mỹ đã chọn thị trấn Seongju thuộc vùng núi phía Nam Hàn Quốc, làm địa điểm triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Ảnh: Reuters.

Lời công khai tuyên chiến

Theo thông báo được đưa ra ngày 11/7, Triều Tiên tuyên bố sẽ rút phái đoàn thường trực tại Liên Hợp quốc ở New York và sẽ đối xử với phạm nhân Mỹ đang bị giam giữ tại Triều Tiên theo luật thời chiến.

Hãng Thông tấn Triều Tiên KCNA đã đăng tải đoạn tuyên bố đầy cứng rắn cho biết: “Như chúng tôi đã thông báo, bởi vì Mỹ không chấp thuận yêu cầu của Triều Tiên là ngay lập tức rút lại biện pháp trừng phạt nên chúng tôi sẽ có những hành động tương ứng. Đầu tiên, kênh liên lạc tại New York, vốn là kênh liên lạc duy nhất hiện nay sẽ bị đóng hoàn toàn”.

Như chúng ta đã biết, Mỹ không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên nhưng phái bộ của Triều Tiên tại Liên Hợp quốc, được gọi là “kênh New York”, vẫn được sử dụng làm kênh liên lạc chính giữa hai bên.

Với tuyên bố như vậy có thể thấy, Triều Tiên đã phát đi tín hiệu cứng rắn đối với Mỹ và Hàn Quốc. Chính quyền của Kim Jong-un muốn thể hiện quan điểm “nói là làm” bất chấp những lý lẽ được xem là “biện minh” từ phía Hàn Quốc rằng, triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao để bảo vệ đất nước và không nhằm vào bất cứ nước thứ 3 nào hay xâm phạm lợi ích an ninh của bất cứ quốc gia nào khác.

Nhưng, hơn ai hết, Triều Tiên là người hiểu rõ nhất, việc Mỹ và Hàn Quốc cùng triển khai Hệ thống phòng thủ này là hoàn toàn có mục đích, đó là đối phó Triều Tiên.

Trung tướng Thomas Vandal thuộc quân đoàn số 8 của Mỹ đóng tại Hàn Quốc cho biết, hệ thống này có vai trò cấp bách với chiến lược phòng thủ của Mỹ và việc Triều Tiên theo đuổi vũ khí hủy diệt hàng loạt khiến cho Hàn Quốc và các đồng minh phải đảm bảo có biện pháp tự vệ.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cũng từng tiết lộ rằng, bàn thảo về Hệ thống phòng thủ này cũng đã được bắt đầu từ tháng 2 năm nay sau khi Triều Tiên phóng một tên lửa tầm xa.

Đây có lẽ là sự đáp trả “không chỉ bằng lời nói” và mạnh mẽ nhất của Triều Tiên từ trước đến nay trước quyết định của Mỹ và Hàn Quốc. Hành động này của Triều Tiên thậm chí còn được nhiều chuyên gia phân tích quốc tế gọi là “sự trả đũa tàn nhẫn” đối với Mỹ.

Nhưng trên thực tế, phản ứng của Triều Tiên cũng không khiến dư luận quá bất ngờ. Vì chỉ sau 1 ngày Mỹ và Hàn Quốc triển khai Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối, Triều Tiên cũng đã lập tức bắn một tên lửa đạn đạo từ một tàu ngầm ở bờ biển phía Đông của nước này để phản đối vụ việc. Chính vì vậy, việc tuyên bố cắt đứt quan hệ với Mỹ chỉ là bước tiếp theo nhằm minh chứng cho việc “Triều Tiên không chỉ nói mà sẽ làm” của Chủ tịch Kim Jong-un.

Trước đó, một kênh truyền hình dẫn nguồn tin quân đội nước này đã khẳng định, Triều Tiên sẽ có các biện pháp đáp trả thích đáng ngay khi xác định được vị trí và thời điểm Mỹ đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa tới Hàn Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc bắt tay Trung tướng Thomas Vandal thuộc quân đoàn số 8 của Mỹ sau cuộc họp báo công bố quyết định triển khai THAAD. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc bắt tay Trung tướng Thomas Vandal thuộc quân đoàn số 8 của Mỹ sau cuộc họp báo công bố quyết định triển khai THAAD. Ảnh: Reuters.

Nguy cơ “tuyệt giao”

Thế nhưng, dù không bất ngờ, song cũng có nhiều ý kiến cho rằng, tuyên bố “tuyệt giao” với Mỹ của Triều Tiên đưa ra cũng hoàn toàn “đúng thời điểm” khi tuần trước Washington đã  tuyên bố liệt nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào danh sách đen về vi phạm nhân quyền, đồng thời áp đặt trừng phạt với 10 quan chức cấp cao khác của Triều Tiên.

Cũng vào thời điểm đó, Triều Tiên đã ngay lập tức gọi đây là “lời công khai tuyên chiến” và cảnh báo nước này đang lên kế hoạch cho những biện pháp đáp trả cứng rắn nhất. Theo giới phân tích, lời tuyên bố của Triều Tiên cũng là dễ hiểu khi Trung Quốc - một đồng minh thân cận của Bình Nhưỡng cũng đã lên tiếng phản đối kịch liệt quyết định này của Mỹ và Hàn Quốc. Bắc Kinh đã tuyên bố là “rất không hài lòng” và “kịch liệt phản đối” hệ thống này.

Các động thái trừng phạt - đáp trả nhau của Mỹ và Triều Tiên đang khiến căng thẳng hai bên không chỉ dừng lại ở khẩu chiến. Việc tuyên bố “cắt mọi liên lạc với Mỹ, quay về thời chiến” của Triều Tiên là minh chứng rõ nhất cho thấy nấc thang căng thẳng mới trên bán đảo Triều Tiên.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, những bước đi mềm dẻo và linh hoạt trong việc tiếp cận 1 vấn đề nhạy cảm mang tên “hạt nhân” của các bên từ trước đến nay đang có nguy cơ quay trở lại điểm xuất phát. Mỗi bên đều có cái lý của mình để không chấp nhận nhượng bộ.

Chính vì vậy, nếu không có những bước đi phù hợp, những gì đang diễn ra sẽ xóa nhòa mọi nỗ lực của các bên nói riêng, cộng đồng quốc tế nói chung. Nói cách khác, tương lai của một nền hòa bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên sẽ vì thế mà tiếp tục “giẫm chân tại chỗ”.

Thanh Hiền

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.