Giới trẻ thế giới làm gì sau khi tốt nghiệp phổ thông?

(Baonghean) - Sau khi tốt nghiệp phổ thông, việc học sinh tiếp tục học lên bậc cao hơn hay bước sang một ngã rẽ khác có lẽ là câu hỏi hay được nhắc đến. Hãy cùng xem một số lựa chọn mà các học sinh cân nhắc đến tại một vài nước.

Sinh viên Mỹ biểu tình vì gánh nặng nợ. Ảnh: The Guardian.
Sinh viên Mỹ biểu tình vì gánh nặng nợ. Ảnh: The Guardian.

Chọn vào đại học, cao đẳng

Năm 2014, có hơn 65% học sinh tại Mỹ chọn con đường học lên đại học hay cao đẳng ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông.

Tuy nhiên, đằng sau một tấm bằng, nhiều sinh viên Mỹ phải đối mặt với khoản nợ do trang trải cho việc học. Năm 2012, trung bình số tiền nợ lên đến gần 30.000 đô la Mỹ và 90% sinh viên tốt nghiệp từ hơn 1.075 trường đại học, cao đẳng có một khoản nợ.

Tuy nhiên, một khảo sát cho thấy 31% sinh viên Mỹ được hỏi đã hối tiếc vì lựa chọn học tiếp thay vì tham gia vào thị trường lao động. Do đó, lựa chọn vào đại học là điều được nhiều người Mỹ cân nhắc kỹ lưỡng.

Còn tại Anh, sinh viên phải chi 6.000 bảng cho một năm học đại học, đây là mức học phí cao nhất thế giới. Trong khi, cơ hội tìm việc làm dành cho sinh viên cũng ngày càng cạnh tranh.

Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc có áp lực rất lớn với học sinh và phụ huynh.
Kỳ thi đại học ở Hàn Quốc có áp lực rất lớn với học sinh và phụ huynh.

Các công ty luôn tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm làm việc. Năm 2012, có đến 36% số lượng tuyển dụng tại Anh là dành cho những người đã làm việc ở công ty đó khi đang còn học đại học.

Đối với các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, việc chọn tham dự vào một kỳ thi đại học đầy áp lực sau khi tốt nghiệp cấp phổ thông phổ biến như một nét văn hóa.

Tại Nhật, vào mùa xuân 2016 có đến 82% các học sinh tốt nghiệp thi vào đại học, còn tại Hàn Quốc con số này là hơn 70%.

Vào được các trường đại học tốt sẽ mở ra một tương lai sáng đối với học sinh tại các nước này như có một công việc, mức thu nhập ổn định, thậm chí tác động đến hôn nhân sau này. 

Kỳ thi đại học tại các nước này đầy khốc liệt và mang lại nhiều lo lắng cho học sinh, phụ huynh và tác động đến cả xã hội.

Chẳng hạn như để vào được các trường đại học lớn như Bắc Kinh, học sinh Trung Quốc chỉ có 0.5% cơ hội thấp hơn rất nhiều xác suất để được vào trường đại học hàng đầu thế giới Harvard là 5,9%.

Còn tại Nhật Bản, trượt kỳ thi đại học có thể được coi là thất bại lớn nhất của cuộc đời. Áp lực của cuộc thi lớn đến nỗi nhiều học sinh tại Nhật Bản hay Hàn Quốc đã tìm đến con đường tự tử, nhiều bậc cha mẹ tại Trung Quốc tìm cách trốn tránh kỳ thi bằng cách cho con đi du học. 

Gap year – một năm dừng việc học tập.

Thực hiện ‘’Gap year’’ có nghĩa là các học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ dừng việc học trong vòng một năm rồi mới tiếp tục đi học tại các trường đại học, cao đẳng.

Các hoạt động mà sinh viên thường lựa chọn trong một năm này thường là để trau dồi bản thân, thực hiện các chuyến du lịch, tình nguyện hay tìm kiếm kinh nghiệm làm việc hay kiếm tiền trang trải học phí.

Con gái tổng thống Obama quyết định sẽ học đại học Harvard sau khi thực hiện kế hoạch ‘’Gap year’’. Ảnh: CNN.
Con gái tổng thống Obama quyết định sẽ học đại học Harvard sau khi thực hiện kế hoạch ‘’Gap year’’. Ảnh: CNN.

Xu hướng này bắt đầu từ đại học Harvard và ngày càng phổ biến ở châu Âu cũng như Úc. Một nghiên cứu cho thấy rằng những sinh viên thực hiện ‘’Gap year’’ thể hiện các mục tiêu học tập rõ ràng hơn, nhanh chóng tốt nghiệp và thành tích cá nhân có phần nổi trội hơn những người khác.

Tuy vậy, các sinh viên nên chọn lựa kỹ lưỡng những hoạt động mình sẽ tham gia trong ‘’Gap year’’ xem liệu nó sẽ ảnh hưởng gì đến tương lai của bản thân.

Chẳng hạn như khi tham gia các hoạt động tình nguyện tại nước ngoài, liệu rằng sự bất đồng ngôn ngữ, khác biệt về văn hóa có trở thành rào cản cho các sinh viên.

Ngoài ra, sự bỏ dở giữa chừng việc học có thể gây một số khó khăn cho sinh viên khi quay lại với môi trường học tập.

Tìm những ngành nghề phù hợp

Đại học có thể coi là một cách lựa chọn truyền thống để đảm bảo cho thu nhập sau này, tuy nhiên, vẫn còn những công việc mà chỉ yêu cầu bằng tốt nghiệp phổ thông đem lại thu nhập đáng kể.

Thống kê của Bộ Lao động Mỹ, 70% những công việc này yêu cầu một quá trình đào tạo dài hạn hoặc học nghề. Các nghề có mức thu nhập cao, trên 30 đô la Mỹ một giờ có thể kể đến như phi công thương mại, sửa chữa lắp đặt dây điện, thang máy…

Phi công là nghề cho thu nhập cao.
Phi công là nghề cho thu nhập cao.

Ngoài ra, những nghề nghiệp yêu cầu đào tạo ngắn hạn như vận tải, quản lý kho hay dịch vụ bưu chính cũng đảm bảo cho một mức thu nhập cao. Tuy nhiên, người lao động phải trải qua nhiều năm kinh nghiệm và thường làm việc trong những ngành nghề khan hiếm lao động trong những năm gần đây.

Còn tại Hàn Quốc, Nhật Bản có khoảng 30% học sinh tại các nước này chọn học các trường dạy nghề từ cấp phổ thông. Học sinh được học về các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, tàu biển hay điện dân dụng.

Sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể học tiếp lên các trường cao đẳng hay đại học khoảng 2-3 năm để có thể đủ điều kiện làm việc trong các ngành cụ thể.

Ngoài những xu hướng chính trên, một vài lựa chọn khác cũng được các học sinh lựa chọn. Đặc biệt tại Mỹ, có tới 22 triệu người chọn hướng tự kinh doanh mà không cần đến bằng cấp, trong đó bán hàng qua mạng là hướng đi phổ biến.

Phan Hoàng Vũ

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.