Từ 'Brexit đến 'Regrexit'

Hậu "Brexit", xu hướng “Regrexit" (tức là tiếc nuối về quyết định rời khỏi EU) đang trở thành trào lưu trên trang mạng xã hội Twitter.

Cho đến nay, “Đi hay ở” vẫn luôn là vấn đề dai dẳng chưa có lời kết. Sau cuộc trưng cầu ý dân lịch sử của người Anh với kết quả là ủng hộ việc ra khỏi Liên minh châu Âu (EU), vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy một thứ gì đó gọi là "Brexit" sẽ sớm diễn ra, thậm chí điều đó có thể sẽ không bao giờ xảy ra. 

Thủ tướng Anh David Cameron, người vừa tuyên bố từ chức, đã nói rằng ông sẽ không thực hiện bất cứ tiến trình chính thức nào để tách ra khỏi EU bởi đó là điều mà người kế nhiệm của ông phải làm. Do cuộc trưng cầu ý dân không có sự ràng buộc pháp lý, một số chính trị gia đang đề xuất tiến hành một cuộc bỏ phiếu trong quốc hội trước khi chính thức khởi sự "Brexit". 

Chỉ trong vòng 2 ngày, một đơn thỉnh nguyện trên trang web của Chính phủ Anh yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai đã thu thập được hơn 3,5 triệu chữ ký.

Chỉ trong vòng 2 ngày, một đơn thỉnh nguyện trên trang web của Chính phủ Anh yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai đã thu thập được hơn 3,5 triệu chữ ký.

Các lãnh đạo châu Âu, vốn đang đối mặt với một mối đe dọa lớn nhất về sự đoàn kết trong liên minh này kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đang bị chia rẽ về việc sẽ bắt đầu các cuộc thảo luận về sự “chia tay chớp nhoáng” này như thế nào. Trong khi Paris tỏ ra vội vàng thì Thủ tướng Đức Angela Merkel lại kêu gọi sự bình tĩnh và nhẫn nại. Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết ông muốn “lập tức tiến hành các cuộc thảo luận này”. 

Ngày 26/6, lãnh đạo Scotland cho biết nước này có thể sẽ dùng quyền phủ quyết đối với "Brexit". Một báo cáo của Viện Quý tộc chỉ ra rằng theo quy chế phân quyền, quốc hội của các nước Scotland, Bắc Ireland và Xứ Wales có đủ tư cách để đưa ra quyết định đối với bất cứ sự rời bỏ nào khỏi EU. Hầu hết các chính trị gia của Anh đều chấp nhận chiến thắng với tỷ số 52 - 48 nghiêng về phe ủng hộ "Brexit" trong cuộc trưng cầu ý dân, đồng nghĩa là sẽ phải có một sự tách biệt, nếu không thì đó sẽ là một cái tát vào cái gọi là nền dân chủ. 

Trong bài phát biểu đánh dấu lần thứ hai trong lịch sử một thủ tướng Anh tuyến bố từ chức kể từ lần từ chức năm 1957 của ông Anthony Eden sau cuộc khủng hoảng Suez, Thủ tướng Cameron đã chua xót nói rằng: “Ý muốn của người dân Anh là một chỉ thị cần được thực hiện”. 

Mặc dù vậy, có một xu hướng gọi là “regrexit" - tức là tiếc nuối (ghép từ chữ "regret") - đang trở thành trào lưu trên trang mạng xã hội Twitter, theo đó đặt ra dấu hỏi lớn rằng liệu người Anh có thể xem xét lại những phát ngôn về sự hoài nghi của họ đối với châu lục này ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc và mở ra một sự hỗn độn về chính trị và tài chính hay không? Đồng bảng Anh tụt giá, cả hai đảng chính trị lớn của Anh đều rối loạn. Ông Cameron trở thành thủ lĩnh “vịt què”, và thủ lĩnh Công đảng đối lập hôm 26/6 đã hứng chịu một cú sốc lớn khi có tới 9 quan chức trong đảng từ chức. 

Anand Menon, Giảng viên Chính trị châu Âu và các Vấn đề Quốc tế thuộc trường đại học King London, nhận định: “Vấn đề bây giờ không chỉ còn xoay quanh mối quan hệ của chúng ta với EU nữa, mà còn là việc ai sẽ lãnh đạo các đảng, ai sẽ chỉ huy đất nước và nền tảng của đất nước sẽ là cái gì. Rất khó để trả lời những câu hỏi ấy”. 

Ảnh minh họa: Internet.

Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon cho phép một thành viên trong EU ra khỏi liên minh này, và từ trước tới nay nó chưa bao giờ được dùng đến. Trước cuộc trưng cầu, ông Cameron nói Điều 50 sẽ lập tức được thực thi nếu người Anh bỏ phiếu ủng hộ ra đi. Cuối tuần qua, một số quan chức EU cũng cho biết Anh cần nhanh chóng thực hiện tiến trình chính thức tách khỏi EU, có thể là trong cuộc họp của EU vào ngày 28/6. Tuy nhiên, các quan chức ở phe ủng hộ rời EU- bao gồm cựu Thị trưởng London, ông Boris Johnson, có vẻ lại đang muốn trì hoãn. Họ cho biết muốn thảo luận về mối quan hệ của Anh với EU thời hậu "Brexit" trước khi chính thức khởi sự tiến trình này. 

Giới chức châu Âu và giới quan sát cho rằng một thỏa thuận như vậy là không thể, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều vấn đề gai góc liên quan. Chẳng hạn, EU chắc chắn không thể để Anh tham gia thị trường chung- chìa khóa cho phép các hàng hóa và dịch vụ thương mại của Anh vào EU- nếu London không chấp thuận việc tự do di chuyển của các nhân công trong EU. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất cho những người ủng hộ rời EU chính là những hạn chế trong vấn đề nhập cư - điều mà phe ủng hộ "Brexit" từng hứa hẹn. 

Theo những sắp xếp của Liên hiệp Vương Quốc Anh nhằm chuyển giao một số quyền lực cho Scotland, Xứ Wales và Bắc Ireland, một đạo luật xuất phát từ London nhằm đi đến việc rời bỏ EU sẽ phải thông qua sự chấp thuận từ 3 quốc hội được phân quyền. Phát biểu với hãng tin BBC ngày 26/6, nữ Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết sẽ xem xét việc hối thúc Quốc hội Scotland cản trở tiến trình này. Tuy nhiên, chưa rõ liệu một kịch bản như vậy liệu có trở thành hiện thực hay mang tính ràng buộc hay không. Người phát ngôn của bà Sturgeon sau đó cho biết Chính phủ Anh không cần tìm kiếm sự đồng thuận trước tiên. Thêm vào đó, bà Sturgeon còn đang phải lên kế hoạch xây dựng một cuộc trưng cầu ý dân khác về sự độc lập của Scotland từ Liên hiệp Anh - điều mà nữ Thủ hiến từng gọi là “rất có khả năng xảy ra”.

Mặc dù việc vận dụng Điều 50 chưa từng có tiền lệ xảy ra, Viện Quý tộc vẫn đang thảo luận về việc liệu Brexit sẽ tiến triển như thế nào. Hồi tháng 5 vừa qua, Viện Quý tộc đã công bố một báo cáo sau khi tham vấn các chuyên gia pháp lý, theo đó, một trong các giáo sư là Derrick Wyatt cho rằng mặc dù sẽ có những khó khăn về chính trị, song luật pháp vẫn cho phép Anh thay đổi quyết định sau khi áp dụng Điều 50. Ông nói: “Theo luật, Anh có thể thay đổi quyết định trước khi rời khỏi EU, và sau tất cả lại chọn lựa ở lại liên minh này”.

Theo Tin tức

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.