Putin muốn hàn gắn, châu Âu có xuôi lòng?

(Baonghean) - Tuần qua, Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Peterburg lần thứ 20 diễn ra tại Nga từ ngày 16-18/6 không đơn thuần là một diễn đàn bàn về kinh tế. Suốt thời gian diễn ra sự kiện, được dư luận quan tâm nhất lại là những tuyên bố mang tính “hàn gắn” của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin về mối quan hệ giữa Nga với châu Âu và Mỹ. Một nước Nga đang tỏ ra vô cùng thiện chí liệu có nhận được sự đáp lại của châu Âu?

Nga mở lòng

Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Peterburg năm nay có sự tham dự của hơn 10.000 người. Trong đó đáng chú ý có đại diện của một số nhà lãnh đạo châu Âu như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker hay Thủ tướng Italy Matteo Renzi cùng 8 Phó Thủ tướng và hơn 30 Bộ trưởng của các nước khác. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà Tổng thống Putin lại chọn diễn đàn này để nói lên những ấp ủ bấy lâu nay của bản thân ông cũng như của nước Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Peterburg, LB Nga 2016 (Nguồn: Spunik)
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Peterburg, LB Nga 2016 (Nguồn: Spunik)
Một thông điệp mà ông Putin nhắc lại nhiều lần là Nga luôn sẵn sàng mở lòng với châu Âu để cải thiện mối quan hệ đang bị rạn nứt liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine. Tổng thống Putin nhấn mạnh Liên minh châu Âu (EU) vẫn là một đối tác thương mại chủ chốt của Nga. 
Không chỉ trong bài phát biểu chính, tại các sự kiện bên lề hay phát biểu với báo chí, các đại diện nước Nga cũng bày tỏ thiện chí và một sự xuống thang đáng kể với châu Âu và Mỹ. Như Phó Thư ký Hội đồng An ninh Nga Yevgeny Lukyanov trong một tuyên bố bên lề đã trấn an các đối tác rằng, Nga không có kế hoạch gia tăng lực lượng quân sự ở Bắc Cực; và Nga chỉ đang khôi phục các cơ sở hạ tầng cần thiết. Hay trong cuộc gặp với đại diện các hãng thông tấn, Tổng thống Putin cũng không quên đứng về phía EU mà đưa ra lời chỉ trích nước Anh rằng, Thủ tướng David Cameron tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề “Brexit” là một hành động “hăm dọa” và khiến châu Âu “hoang mang”…
Song có lẽ dư luận bất ngờ hơn cả là tuyên bố của Tổng thống Putin thừa nhận rằng, Mỹ là siêu cường trên thế giới, và ông sẽ hợp tác với bất cứ ai được bầu làm Tổng thống vào cuối năm nay. Không chỉ vậy, để bày tỏ thiện chí với chính quyền Mỹ, Tổng thống Nga còn cho biết, ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ về việc hợp nhất một số nhóm đối lập vào Chính phủ Syria hiện nay, nhấn mạnh Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã nhất trí về sự cần thiết phải có một tiến trình chính trị.
Ai cũng hiểu mong muốn của Tổng thống Putin là bình thường hóa quan hệ với EU. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Nga đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế do những lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm vào Nga liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine. Thế nhưng, có nhiều lý do để ông Putin quyết định “xuống thang hết mức có thể” tại diễn đàn Saint-Peterburg lần này.
Thứ nhất, một nền nông nghiệp châu Âu đang đánh vật với những lệnh cấm của Nga, những người nông dân châu Âu đang quá sức chịu đựng khi thị trường xuất khẩu hàng đầu là Nga đóng cửa.
Thứ hai, châu Âu vẫn đang bế tắc trong vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, trong khi quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ lại đang trục trặc.
Mới đây, người ta còn thấy đích thân Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gửi thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân Ngày Nước Nga 12/6. Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cũng gửi thư cho Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev bày tỏ hy vọng Ankara và Moskva sẽ nâng quan hệ song phương lên một mức cần thiết để hiện thực hóa các lợi ích chung.
Rõ ràng, đây như một thông điệp rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang trục trặc với châu Âu và muốn làm lành với Nga. Trong khi đó, châu Âu cũng đang rối như tơ vò với cuộc trưng cầu ý dân chuẩn bị diễn ra tại Anh về việc nước này sẽ đi hay ở lại EU. Một loạt điều kiện này là bối cảnh không thể thuận lợi hơn để Tổng thống Nga bày tỏ thiện chí của mình với phương Tây.
Những rào cản ở Châu Âu
Đó là về phía Nga, còn về phía châu Âu, cũng đã có một số động thái tích cực được đưa ra tại sự kiện lần này. Có thể kể đến việc Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier chỉ trích các cuộc tập trận “Saber Strike” và “Anakonda - 2016” của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Đông Âu, giáp biên giới Nga. Ông Steinmeier thậm chí còn kêu gọi NATO không làm trầm trọng thêm tình hình và nên đối thoại tích cực hơn nữa với Nga.
Bên cạnh đó, dư luận còn chú ý đến những bàn thảo giữa Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker với Tổng thống Putin về việc tăng công suất đường ống của “Dòng chảy phương Bắc” dẫn khí đốt từ Nga tới Đức. Hay như việc Thủ tướng Italy Matteo Renzi trao đổi với Tổng thống Putin về việc tái khởi động “Dòng chảy phương Nam” mà Nga đang phải bỏ dở.
Một châu Âu đang vật lộn với rất nhiều khó khăn thực tế cũng đang muốn nới rộng vòng tay với Nga. Thế nhưng rõ ràng, một sự chấp nhận dễ dãi sẽ không còn là châu Âu từng cứng rắn với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker (trái) thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Peterburg, LB Nga 2016 (Nguồn: www.neweurope.eu)
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Jean-Claude Juncker (trái) thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Peterburg. (Nguồn: www.neweurope.eu)
Bởi vậy, ngay khi diễn đàn Saint-Peterburg diễn ra, ngày 17/6, EU đã gia hạn thêm 1 năm lệnh cấm các giao dịch buôn bán với bán đảo Crimea vốn sáp nhập vào Nga năm 2014. Hay như một vài thành viên của châu Âu như Ba Lan mới đây cũng đưa ra tuyên bố cứng rắn với Nga rằng: “Mặc dù tôn trọng nhân dân Nga, nhưng điều này không làm thay đổi thực tế rằng, họ (Liên bang Nga) là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh thế giới”. 
Hòn đá tảng nữa cũng phải kể đến, châu Âu là một phần trong NATO và nửa kia là Mỹ. Nước Mỹ với vai trò dẫn đầu với những mục tiêu riêng sẽ khó lòng để các thành viên của NATO cũng là các nước châu Âu dễ dãi với Nga. Bởi vậy, ngay trước khi sự kiện diễn đàn kinh tế diễn ra tại Nga, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sẽ triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia đến các nước vùng Baltic và Ba Lan, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ trước Nga. Trong đó, cả Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan - 4 nước thành viên NATO cảm thấy bị Nga đe dọa nhiều nhất, sẽ đều được tăng cường một tiểu đoàn đa quốc gia hùng mạnh.
Với những rào cản như vậy, dường như thiện chí của Nga và Tổng thống Putin có lẽ vẫn chưa thể đủ có thể xích lại gần châu Âu ngay lập tức. Thế nhưng, một khi châu Âu vẫn còn khó khăn chồng chất khó khăn; Mỹ một mình không thể giải quyết được các hồ sơ nóng như Syria, Iraq, cuộc chiến chống khủng bố…, thì Nga vẫn còn cơ hội hàn gắn quan hệ với phương Tây. Và những bước xuống thang và thiện chí của Nga tại Saint-Peterburg là những bước đi cần thiết.
Phương Hoa

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.