Omar Mateen - Quỷ dữ của nước Mỹ

(Baonghean) - Vụ thảm sát tại Orlando, bang Florida, Mỹ là sự kiện gây chấn động toàn cầu những ngày qua. 49 người vô tội bỏ mạng tại hộp đêm dành cho người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (gọi tắt là cộng đồng LGBT), hàng chục người bị thương. Tất cả những điều tồi tệ trên xảy ra dưới bàn tay của một kẻ hèn hạ, một con quỷ đích thực trong lòng nước Mỹ.

Omar Mateen, 29 tuổi, là cái tên liên tục xuất hiện trên các mặt báo, các bản tin thời sự nhiều ngày qua. Y chính là kẻ thủ ác gây ra thảm kịch kinh hoàng nhất lịch sử nước Mỹ, nhưng đáng buồn thay nơi đây lại chính là vùng đất mẹ, chứng kiến sự chào đời và trưởng thành của kẻ sát nhân này.

Súng trường tấn công tương tự hung khí gây án của Omar Mateen tại Orlando, Florida, Mỹ. Ảnh: TelegraphOmar Mateen - kẻ gây ra thảm kịch ở hộp đêm Pulse, từng tuyên bố trung thành với IS. Ảnh: TWITTER-GETTY.
Súng trường tấn công tương tự hung khí gây án của Omar Mateen tại Orlando, Florida, Mỹ. Ảnh: Telegraph
Omar Mateen đã sát hại những người có chung quốc tịch bằng cách sử dụng ít nhất một khẩu súng sản xuất tại Mỹ - trong đó có 1 khẩu súng trường tấn công được tên này mua bán hợp pháp từ một cửa hàng chuyên bán súng của Mỹ. Y bị cơ quan hành pháp tối cao - Cục Điều tra Liên bang (FBI) điều tra tới 2 lần vì tình nghi dính líu đến khủng bố.
Nhiều người cho rằng điều cần làm giờ đây là công chúng đừng dành sự chú ý vào đời tư của Omar Mateen nữa, bởi xét cho cùng đây chính là điều mà một kẻ rắp tâm phạm phải những tội ác bệnh hoạn như vậy luôn thèm khát.
Thay vào đó, nên chăng cần hướng ống kính vào những nạn nhân của tấn thảm kịch, cùng thân nhân, bạn bè của họ, và hơn hết cần giải mã vì sao vấn nạn xả súng hàng loạt - một “đặc trưng” Mỹ không ai mong muốn lại vẫn xảy ra tràn lan ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra, cũng cần phân biệt rõ những thế lực và cơ chế nào cho phép vòng luẩn quẩn thảm sát tái diễn trong vòng tròn không lối thoát trên đất Mỹ. 
Súng trường tấn công tương tự hung khí gây án của Omar Mateen tại Orlando, Florida, Mỹ. Ảnh: Telegraph.
Omar Mateen - kẻ gây ra thảm kịch ở hộp đêm Pulse, từng tuyên bố trung thành với IS. Ảnh: Twitter-Getty
Theo nguồn tin có được, Mateen đã đặt chân tới hộp đêm Pulse rất nhiều lần trong những năm vừa qua. Thậm chí, có ít nhất 1 lần y bị bắt gặp đưa vợ cũ đi cùng. Liệu y tới để tìm hiểu về nơi này, chuẩn bị cho tội ác, hay vì những lý do cá nhân, đời tư hơn? Chưa rõ! Y cũng được cho là đã sử dụng nhiều ứng dụng trên điện thoại di động là nơi trao đổi của các cặp đồng tính nam. Tên này làm vậy để thu thập tin tức, hay đơn giản là tìm kiếm đối tác? Điều này cũng còn là ẩn số.
Những câu hỏi để ngỏ còn vô vàn, thậm chí trong chuỗi bình luận hôm 12/6 tờ Miami Herald hé lộ rằng theo “một trong những đồng nghiệp cũ của Mateen”, y từng đưa ra những lời lẽ chỉ trích đồng tính và phân biệt chủng tộc.
Người vợ cũ của tên này cũng cho biết, trong cuộc hôn nhân ngắn ngủi, thường xuyên bị lạm dụng, cô ta cũng nghi ngờ liệu y có phải đồng tính nam hay không. Dĩ nhiên, đây đều không phải kết luận cuối cùng, nhưng câu trả lời cho những vấn đề còn dang dở sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến động cơ gây án.
Omar Mateen từng đưa vợ tới hộp đêm dành cho người đồng tính Pulse. Ảnh: nydailynews.
Omar Mateen từng đưa vợ tới hộp đêm dành cho người đồng tính Pulse. Ảnh: nydailynews.
Duy chỉ một điều không thể tranh cãi, đó là Mateen chủ đích nhắm vào cộng đồng LGBT tại một trong những địa điểm được xem là an toàn nhất của họ, và gây án vào một đêm cụ thể - “Đêm nhạc Latinh”. Có lẽ, đây nên là lưu ý hàng đầu trong quá trình điều tra, khi người ta ngày càng thu thập thêm nhiều chi tiết và đưa ra nhiều phỏng đoán về động cơ.
Thẳng thắn nhìn nhận, dù xã hội Mỹ có cái nhìn cởi mở với cộng đồng LGBT hơn các quốc gia khác, song vẫn còn đó sự kỳ thị trong quan điểm cho rằng những ai “khác biệt” đều đi ngược quy luật tự nhiên và mệnh lệnh của Chúa trời. Chừng nào những suy nghĩ tương tự vẫn tồn tại, thì lặp lại những tội ác như Mateen đã gây ra không phải là không có khả năng.
Bên cạnh đó, đất nước tự do này cần cân nhắc vấn đề người dân của họ quá dễ mua được vũ khí sát thương, ấy là chưa nói đến những kẻ săn lùng vũ khí vì mục đích xấu. Công bằng mà nói, dù nghiêng về dự luật sửa đổi kiểm soát súng đạn, hay khăng khăng bảo vệ văn hóa súng nổi tiếng của người Mỹ, mọi công dân đều đồng thuận rằng không có lý nào dân thường lại sở hữu một khẩu súng trường tấn công, trừ phi hắn ta đang âm mưu một vụ tấn công. Những khẩu súng dùng trong quân đội được thiết kế riêng với mục đích nhanh chóng kết liễu kẻ thù, và chúng thuộc về chiến trường chứ không phải hiện diện trong đời thường. 
Bởi thế, vụ việc rúng động do kẻ sát nhân Mateen gây ra khiến nước Mỹ phải kiểm tra lại cách nước này đang làm để hạn chế khả năng những nghi phạm khủng bố tiếp cận được với súng, nhất là những loại sát thương cao. Như CNN dẫn số liệu liên bang cập nhật, những người nằm trong danh sách theo dõi khủng bố của Mỹ thông qua kiểm tra nhân thân và được phép mua súng đạn lên tới 91% trong năm 2015.
Dù Mateen không thuộc số này, tức y không bị hạn chế mua súng, song con số báo động trên cũng khiến chúng ta phải rùng mình khiếp sợ khi nghĩ tới những kịch bản xấu có thể xảy ra, bởi bên cạnh nỗi ám ảnh xả súng hàng loạt, còn có những vụ mưu sát đơn lẻ, những trường hợp tự kết liễu cuộc đời một cách dễ dàng “nhờ” cơ chế quản lý súng còn quá lỏng lẻo tại Mỹ.
Chung quy lại, không ai có thể phủ nhận rằng Omar Mateen chính là quỷ dữ được sản sinh và dung dưỡng trong lòng nước Mỹ, và chỉ có Mỹ mới có thể quyết định phải làm thế nào để không còn mầm mống những Omar Mateen thứ 2, thứ 3,…khép lại một trang tối đầy đau thương ở quốc gia nơi súng không chỉ đơn giản là vật phòng thân.
Phú Bình
(Theo NYT)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.