Phép so sánh Sadiq Khan với Donald Trump

(Baonghean) - Sự kiện chính trị quan trọng nhất trong nhiều tuần qua không phải là việc ông trùm bất động sản Donald Trump rộng đường trở thành ứng viên tổng thống đại diện cho đảng Cộng hòa, mà lại là việc ông Sadiq Khan, xuất thân trong một gia đình theo đạo Hồi có cha là tài xế xe buýt, trở thành tân thị trưởng thành phố London - thủ đô xứ sở sương mù.

Quả thực, ông Trump vẫn chưa giành được chức vụ nào trên con đường chính trị, trong khi ông Khan - ứng viên đại diện cho đảng Lao động của Anh, đã xuất sắc vượt qua ứng viên Zac Goldsmith đến từ phe Bảo thủ để lên nắm quyền tại một trong những thành phố tuyệt vời nhất thế giới, trung tâm đô thị phát triển năng động, nơi tiếng nói của dân chúng luôn được chú tâm lắng nghe. 
1
Ông Sadiq Khan ngày đầu tiên đi làm trên cương vị Thị trưởng London. Ảnh: AP
Chiến thắng của ông Khan đã “đè bẹp” mọi lời bàn tán, dèm pha hòng gán cho ông cụm từ “theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”. Trong tuyên bố của mình, ông chia sẻ sẽ mạnh mẽ chống lại sự cô lập, thúc đẩy hội nhập, xích lại gần nhau chống đối đầu, và tạo cơ hội cho toàn thể dân chúng chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Nói cách khác, ông Khan là một điển hình bài Trump.
Trước cuộc bầu cử, ông Khan đã tuyên bố một cách ấn tượng: “Tôi là người London, tôi là công dân châu Âu, mang quốc tịch Anh, theo đạo Hồi, xuất thân từ châu Á, là di sản của Pakistan, là một người cha, một người chồng”. 
Tờ New York Times cho rằng thế kỷ 21 mà chúng ta đang sống phải được định hình bởi những con người như vậy, với những ngôn từ khúc chiết, rõ ràng, bởi những thành phố phát triển ủng hộ sự đa dạng trong nhiều khía cạnh, chứ không thể đi lên nhờ ai đó hống hách, xấc xược, muốn dựng lên những bức tường ngăn bằng tuyên bố “người Mỹ là trên hết”.
2
 Donald Trump mới đây tuyên bố Sadiq Khan sẽ là ngoại lệ được đặt chân đến Mỹ nếu Trump trở thành Tổng thống. Ảnh: Internet.
Về điểm này, cần lưu ý rằng nếu chiếu theo lệnh cấm các công dân ngoài nước Mỹ theo đạo Hồi không được đặt chân vào lãnh thổ xứ cờ hoa như ông Trump đề xuất, ông Khan sẽ trở thành chính khách “không được hoan nghênh” tại nước Mỹ.
Chiến thắng của ông Khan còn được xem là có ý nghĩa đặc biệt, bởi giúp bác bỏ những suy nghĩ sai lệch cho rằng châu Âu đang bị những kẻ cực đoan xâm chiếm. Sinh trưởng trong một gia đình nhập cư gốc Pakistan có 7 anh chị em, cuộc sống không mấy dư dả, Khan tốt nghiệp và trở thành một luật sư chuyên bảo vệ nhân quyền trước khi trở thành một viên chức nhà nước. Trong cuộc bầu cử tại London, ông đã giành được 1,3 triệu phiếu bầu, điều mà gần như chưa chính trị gia nào trong lịch sử nước Anh có thể làm được.
Chưa hết, người ta đánh giá cao việc ông Khan thắng cử, khi những tiếng nói phản đối chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan mạnh mẽ nhất xuất phát trong lòng cộng đồng dân cư theo đạo Hồi, và ông Khan đã sẵn sàng để lên tiếng về vấn đề này. Sau vụ tấn công Paris hồi năm ngoái, trong bài phát biểu của mình ông nói rằng người Hồi giáo “giữ vai trò đặc biệt” trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố, đồng thời lý giải: “Không phải bởi chúng tôi có trách nhiệm nhiều hơn những người khác như nhiều người nghĩ, mà bởi chúng tôi có khả năng chống chủ nghĩa cực đoan hiệu quả hơn bất cứ ai”.
Như biên tập viên George Eaton của tờ The New Statesman nhận xét: “Khan sẽ trở thành một nhân vật có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Chiến thắng của ông là đòn chỉ trích mạnh mẽ giáng xuống những người theo chủ nghĩa cực đoan ở khắp nơi, thuộc đủ sắc thái, từ Donald Trump đến kẻ cầm đầu tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr Al-Baghdadi, những cái tên từng quả quyết rằng các tín ngưỡng, tôn giáo không thể chung sống trong hòa bình”.
Xét trên góc độ một chính trị gia, ông Trump đích thực là sản phẩm của nỗi sợ hãi và cơn giận dữ của nước Mỹ. Vài tuần trước, một sinh viên trường Berkeley đã bị hộ tống khỏi chuyến bay của hãng hàng không Southwest Airlines chỉ bởi người ta nghe thấy chàng thanh niên này nói tiếng Arập, và một nhà kinh tế học của Italy sở hữu làn da sẫm màu, mái tóc xoăn gợn sóng cũng bị áp giải xuống khỏi một chuyến bay của hãng American Airlines khi ông này đang nghiền ngẫm các phép tính và bị hành khách ngồi cạnh tỏ ý nghi ngờ!?
3
Ông Khan lên nắm quyền tại một trong những thành phố tuyệt nhất thế giới.
Ông Trump - như nhiều người miêu tả là “nhân vật luôn thấy bất an và sở hữu cái tôi lớn nhất tại đất nước này” - là điển hình cho một nước Mỹ luôn trong tình trạng sợ hãi, nhìn đâu cũng thấy đầy rẫy mối đe dọa. Và khi Trump tuyên bố “Người Mỹ là trên hết sẽ là chủ đề chính và xuyên suốt nếu lên nắm quyền”, cả thế giới như mường tượng ra hình ảnh một quốc gia giận dữ đang nhe nanh múa vuốt. 
Trái lại, sự nổi lên của ông Khan là câu chuyện chiến thắng nỗi sợ hãi lan rộng sau loạt tấn công ngày 11/9/2001. Việc ông Khan đắc cử là sự chỉ trích mạnh mẽ nhất đối với trùm khủng bố Osama bin Laden, IS tại Iraq và Syria, và cả những chính trị gia chuyên đi rao bán sự thù địch như ông Trump, với lựa chọn chơi trò “người Hồi giáo đồng nghĩa với sự nguy hiểm”. Ông Khan đã lập luận rằng việc hội nhập sâu rộng hơn là cần thiết, và “có quá nhiều người Hồi giáo tại Anh trưởng thành nhưng không thực sự quen biết một ai đến từ nền văn hóa, tín ngưỡng khác”.
Và như vậy, đặt trong bối cảnh hiện nay, sự trỗi dậy và chiến thắng của ông Khan là điều chắc chắn, bởi ông đại diện cho những trào lưu hiện hành trên thế giới - hướng tới đặc điểm mang tính toàn cầu và sự hội nhập, hòa nhập lớn hơn - điều rõ ràng qua thời gian sẽ chứng minh có sức mạnh áp đảo so với tư tưởng mang nặng tính cục bộ của ông Trump.
Phú Bình
(Theo NYTimes)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.