Hòa đàm Syria: Rơi vào bế tắc

(Baonghean) - Dù rất nỗ lực tiếp tục đàm phán với các nhà trung gian sau khi phe đối lập rút khỏi Geneva, Thụy Sỹ hồi cuối tuần trước, song đến ngày 25/4, phái đoàn đàm phán của chính phủ Syria do ông Bashar Ja’afari cũng lên đường về nước. Với việc “bỏ dở giữa chừng” của hai lực lượng quan trọng nhất trong cuộc nội chiến Syria, vòng đàm phán về hòa bình Syria vốn được kỳ vọng rất nhiều trước đó lại một lần nữa rơi vào bế tắc.

Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) là bên rời Geneva trước. Ảnh: AFP.
Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) là bên rời Geneva trước. Ảnh: AFP.

Tại anh tại ả

Vòng đàm phán tại Geneva, Thụy Sỹ lần này bắt đầu từ ngày 13/4 và được cho là có bối cảnh thuận lợi nhất so với tất cả các cuộc đàm phán về Syria từ trước đến nay. Theo yêu cầu từ phía Chính phủ Syria, Mặt trận Al Nusra và nhóm Daesh không được tham gia đàm phán.

Với việc lệnh ngừng bắn vẫn dưới sự bảo trợ của Nga và Mỹ vẫn được duy trì kể từ ngày 27/2, với việc thu hẹp bất đồng của 2 cường quốc này về tương lai chính trị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, với những yêu cầu cấp bách trong giải quyết các vấn đề gai góc như khủng hoảng nhân đạo tại Syria, khủng hoảng di cư tại châu Âu…, người ta từng kỳ vọng các bên tham gia đàm phán tại Geneva có thể đạt được bước tiến nào đó trong việc tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ 6 tại Syria. Thế nhưng, bất chấp mọi kỳ vọng, vòng đàm phán tại Geneva, Thụy Sỹ lại đang lâm vào bế tắc như rất nhiều lần trước đó.

Trong khi quá trình đàm phán chưa đạt được tiến triển đáng kể nào, ngày 22/4, các thành viên của Ủy ban Đàm phán Cấp cao (HNC) đại diện cho phe đối lập đã rời Geneva, Thụy Sỹ với lý do phản đối tình trạng an ninh và nhân đạo xuống cấp trên thực địa. Đến ngày 25/4, đoàn đàm phán của chính phủ Syria cũng nối gót rời Syria. Ngoài việc phản đối việc phe đối lập tiến hành các cuộc tấn công tại Aleppo, người đứng đầu phái đoàn chính phủ Syria còn tố cáo trong thành phần của HNC có cả khủng bố và Chính phủ Syria phản đối những nhân vật này tham gia các cuộc hòa đàm ở Geneva. Bên này đổ lỗi cho bên kia, và thực tế cho thấy không bên nào phải… chịu tiếng oan.

Theo số liệu của Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria, ngày 19/4, ít nhất 44 dân thường đã thiệt mạng trong các vụ không kích của chính quyền nhắm vào hai chợ ở tỉnh Idlib phía Tây Bắc nước này, nơi nhóm Mặt trận Al-Nusra đang kiểm soát. Đến ngày 25/4, lại có ít nhất 19 dân thường thiệt mạng do các cuộc bắn phá nhằm vào các quận cho chính quyền Syria kiểm soát tại Aleppo. Các vụ giao tranh này đe dọa nghiêm trọng tới thỏa thuận ngừng bắn do Mỹ và Nga làm trung gian.

Đặc phái viên LHQ Staffan De Mistura vẫn mong muốn nối lại đàm phán. Ảnh: Xinhua.
Đặc phái viên LHQ Staffan De Mistura vẫn mong muốn nối lại đàm phán. Ảnh: Xinhua.

Bàn cờ phức tạp

Dù thông tin chi tiết của quá trình đàm phán tại Geneva, Thụy Sĩ trong suốt hơn một tháng qua không được công bố, nhưng một số nguồn tin cho biết hai bên vẫn mâu thuẫn về tương lai chính trị của Tổng thống Assad: đoàn đàm phán của chính phủ Syria tuyên bố không đàm phán và không nhân nhượng về vấn đề này, còn phe đối lập khẳng định ông Assad phải ra đi là điều kiện tiên quyết.

Dù vậy, dư luận cho rằng quan điểm trên bàn đàm phán của chính phủ Syria và phe đối lập phản ánh quan điểm của Nga và Mỹ. Nếu có sự can thiệp đủ mạnh của hai cường quốc này, mâu thuẫn giữa hai bên không phải là không thể giải quyết.

Bởi thế, sự đổ vỡ của đàm phán về Syria lần này khiến người ta đặt câu hỏi về những thế lực khác đang muốn làm chệch hướng các cuộc thảo luận tại Geneva.

Nghi ngờ hiện nay đang đổ vào Thổ Nhĩ Kỳ và Arab Saudi - những nước được cho là đang cố gắng lật đổ chế độ của ông Syria Bashar al-Assad, hoặc chí ít cũng không muốn sự ổn định của một chính quyền dòng Shiite trong khu vực.

Ngoài ra, cũng có đồn đoán rằng Mỹ đang chơi “trò chơi hai mặt” tại Syria: công khai bày tỏ thiện chí với cuộc đàm phán hòa bình cho Syria, trong khi bí mật “giật dây” lực lượng đối lập rời bỏ Geneva. Khi đó, Mỹ có thể chuyển hướng đàm phán với Nga. Đó là thay vì thảo luận về tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad thì sẽ thảo luận về việc thiết lập một “khu vực phân định thẩm quyền hoạt động chiến sự chống chủ nghĩa khủng bố tại Syria”, cùng nhau giám sát tình hình tuân thủ chế độ ngừng bắn, với mục đích tăng thêm hiệu quả của cuộc chiến chống IS - thực chất là đề nghị phân chia lãnh thổ Syria.

Tuy vẫn còn rất nhiều dấu hỏi về ý định thực sự của Nga và Mỹ tại Syria, song ít nhất ở thời điểm này, sự đổ vỡ của đàm phán hòa bình Syria không phải là mong muốn của hai nước này. Bởi vậy, trong khi Nga khẳng định cuộc đàm phán hiện nay ở Geneva chưa bị “đóng băng”, thì Mỹ cũng tuyên bố “vẫn nhìn thấy con đường phía trước”.

Để thể hiện nỗ lực của mình, ngay sau khi đoàn đàm phán chính phủ và phe đối lập “mạnh ai nấy đi”, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc điện đàm. Trong đó, hai bên đặc biệt nhấn mạnh việc hối thúc các bên tại Syria tôn trọng lệnh ngừng bắn, kéo dài thời gian để có thể khởi động lại quá trình tìm kiếm giải pháp chính trị.

Dù vậy, những gì đang diễn ra cho thấy nỗ lực của Nga và Mỹ là chưa đủ, và không ai có thể khẳng định vòng đàm phán tại Geneva có thể được nối lại như mong muốn của Đặc phái viên Liên hợp quốc De Mistura hay không.

Diệp Khanh

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.