Giải pháp nào cho Nga và Mỹ?

(Baonghean) - Dư luận quốc tế đang rất quan tâm đến những diễn biến mới nhất tại “chảo lửa” Trung Đông, trong đó phải kể đến việc Mỹ điều phi đội máy bay F-15C, mang theo các tên lửa không đối không đến khu vực. Báo Nghệ An thực hiện cuộc phỏng vấn PGS. TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an xung quanh vấn đề này. 

Phóng viên: Thưa Thiếu tướng, bàn về bối cảnh trước khi Mỹ ra động thái mới nhất này, có ý kiến cho rằng việc Nga tiến hành không kích IS ở Syria đã đặt Mỹ vào thế bị động, thậm chí làm thay đổi tính chất và cục diện khu vực. Thiếu tướng có nhận định như thế nào về việc này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trước tiên phải khẳng định, Mỹ đã bị bất ngờ trước động thái không kích tại Syria của Nga, trên 3 phương diện: thời gian, quy mô và hiệu quả của các cuộc không kích. 
Về quy mô, máy bay mà Nga điều động trong chiến dịch này là các máy bay tàng hình hết sức hiện đại, tần suất ném bom, bắn phá các mục tiêu trên lãnh thổ Syria tương đối lớn. Về hiệu quả thì không còn gì phải bàn cãi, chiến dịch không kích của Nga hiệu quả hơn hẳn cuộc chiến mà liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu tiến hành trong 15 tháng qua. 
Nga đã tiến hành nhiều cuộc không kích IS tại Syria. 	Ảnh: Telegraph
Nga đã tiến hành nhiều cuộc không kích IS tại Syria. Ảnh: Telegraph
Sự hiện diện của Nga đã khiến Mỹ phải điều chỉnh chiến lược của mình tại khu vực. Trong đó có 3 việc cụ thể là: 
Thứ nhất, từ chỗ bác bỏ vai trò của Iran, Mỹ đã phải chấp nhận sự tham gia của quốc gia này vào giải quyết các vấn đề trong khu vực.
Thứ hai, Mỹ điều 50 sỹ quan tham mưu đến hỗ trợ cho lực lượng đối lập chống lại chính quyền của ông al-Bassad - vốn được Nga hậu thuẫn và đang giành được lợi thế nhờ chiến dịch không kích của Nga.
Thứ ba, Mỹ phải chủ động đề nghị hợp tác với Nga để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột ở Syria. 
Vì những lý do trên, tôi đồng tình với quan điểm cho rằng việc Nga không kích ở Syria đã đẩy Mỹ vào thế bị động. Còn tính chất và cục diện tình hình ở Syria có bị thay đổi hay không, cần phải nhìn lại xuyên suốt cuộc xung đột diễn ra ở đất nước này từ tháng 3/2011. 
Cuộc xung đột Syria đã trải qua 3 giai đoạn với tính chất khác nhau.
Giai đoạn 1 (3/2011 - 7/2014) mang tính chất của cuộc nội chiến giữa chính quyền của ông al-Assad với các lực lượng đối lập và IS.
Giai đoạn 2 (8/2014 - 9/2015) được đánh dấu bởi việc Mỹ phát động cuộc chiến chống IS, lập ra liên minh quốc tế không kích tấn công tại Iraq và Syria, tập huấn hỗ trợ cho lực lượng đối lập ôn hoà chống lại chính quyền al-Assad. Giữa 2 giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể: từ một cuộc nội chiến trở thành cuộc chiến tranh cục bộ, lồng ghép với chống khủng bố, có sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài (Mỹ và phương Tây).
Khói bốc lên từ thị trấn Kobani, Syria, nơi hứng chịu nhiều đợt không kích nhằm vào IS của Mỹ và đồng minh. Ảnh: Reuters
Thị trấn Kobani, Syria, nơi hứng chịu nhiều đợt không kích nhằm vào IS của Mỹ và đồng minh. Ảnh: Reuters
Giai đoạn 3 của xung đột Syria bắt đầu từ ngày 30/9/2015 khi Nga tiến hành không kích vào các mục tiêu khủng bố ở Syria. 
Như vậy, tính chất cuộc xung đột Syria lại tăng thêm một nút thắt phức tạp nữa khi các lực lượng tham chiến có quan hệ mâu thuẫn, đối kháng chồng chéo lên mục tiêu, lợi ích chung. Một mặt, Nga và Mỹ đều có cùng mục tiêu là chống lại tổ chức khủng bố IS - dù họ không ra mặt hợp tác với nhau.
Mặt khác, quay trở về với cốt lõi xung đột ở Syria - một cuộc nội chiến, Mỹ và Nga lại chọn cho mình 2 bờ chiến tuyến đối lập. Một bên ủng hộ chính quyền al-Assad, một bên hậu thuẫn cho lực lượng chống đối. Như vậy, vô hình trung xuất hiện thêm một xung đột nữa trên chiến trường này: mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ, với nguy cơ xung đột quân sự cực kỳ cao khi mà cả 2 đều đã ra mặt tham chiến trực tiếp.
Như vậy, có thể kết luận tính chất cuộc xung đột tại Syria đã thay đổi và mở ra một giai đoạn hoàn toàn mới kể từ sau động thái không kích ở Syria của Nga.
Phóng viên: Mặc dù Mỹ tuyên bố điều máy bay F-15C đến Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ đồng minh của mình, nhưng dư luận quốc tế lại lo ngại về nguy cơ xung đột trên không giữa Nga và Mỹ. Ý kiến của Thiếu tướng về vấn đề này như thế nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi e rằng lý giải của Mỹ về việc bảo vệ đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ khỏi máy bay đi lạc là thiếu sức thuyết phục. Bởi, máy bay F-15C mang theo tên lửa không đối không chỉ để tác chiến trên không, bắn hạ máy bay đối phương chứ không có giá trị tấn công vào các mục tiêu trên mặt đất. Trong khi đó, IS hay các tổ chức khủng bố khác không hề sở hữu máy bay, vậy thì mục tiêu của Mỹ ở đây là gì? Mặc dù họ không nói ra nhưng cả thế giới đều ngầm hiểu là máy bay của Nga.
Còn tại sao Mỹ lại làm như vậy thì cực kỳ dễ hiểu. Thứ nhất, gửi đi thông điệp răn đe Nga không đi quá giới hạn khi tiến hành không kích tại Syria, rằng Mỹ luôn “áp sát sườn”, sẵn sàng phản ứng kịp thời và tương xứng với những động thái của Nga. Thứ hai, trấn áp và củng cố lòng tin của các đồng minh trong khu vực, giành lại vị thế và vai trò của Mỹ trong tiến trình giải quyết xung đột ở Trung Đông, không để cho Nga lấn lướt. 
Các chiến đấu cơ Mỹ được cử đến vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Ảnh: Daily Mail
Các chiến đấu cơ Mỹ được cử đến vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Ảnh: Daily Mail
Chung quy lại, việc điều máy bay mang tên lửa không đối không đến Thổ Nhĩ Kỳ, sát biên giới Syria, là động thái mang tính chính trị nhiều hơn là quân sự. Tuy nhiên, dư luận quốc tế đang lo ngại xảy ra xung đột trực tiếp giữa Nga và Mỹ. Bởi, các vũ khí quân sự tối tân bậc nhất đang tập trung tại Syria và trong khu vực với mật độ dày đặc.
Nhưng bản thân tôi cho rằng khả năng đó là rất thấp. Mỹ và Nga tập trung binh lực vào “cái rốn” Syria để tạo sức ép cho đối phương thôi, chứ họ không dại gì lao vào cuộc “đỏ đen”, tương tàn lẫn nhau ở đây. “Miếng bánh” Syria khó có thể bỏ qua, đó là lý do vì sao họ kiên trì với vùng đất này từ những ngày đầu của cuộc xung đột đến tận bây giờ. Nhưng có đáng để ra mặt tấn công nhau chính diện?
E rằng Syria chưa đủ sức nặng để đẩy Mỹ và Nga vào một cuộc chiến tranh nóng. Nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố leo thang, Trung Quốc bành trướng sức mạnh và một kịch bản như trên chỉ đem đến cho các thế lực này một cơ hội để làm “ngư ông đắc lợi”. 
Phóng viên: Một vấn đề cũng được dư luận hết sức quan tâm thời gian qua là vụ tai nạn rơi máy bay A-321 của Nga trên bán đảo Sinai. Theo Thiếu tướng, sự kiện này có tác động như thế nào đến chiến lược tại Trung Đông của Điện Kremlin? Dự đoán của Thiếu tướng về diễn biến tình hình tại khu vực này trong thời gian tới là gì?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng Nga sẽ thay đổi theo hướng tăng cường phòng ngừa các vụ tấn công của IS cũng như các tổ chức khủng bố, tức là đẩy mạnh thêm phần “thủ”. Còn không kích tấn công thì không lý gì Nga dừng lại, thậm chí sẽ còn thực hiện ráo riết hơn.
Đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân rơi máy bay, nhưng các chuyên gia nhận định rằng khả năng 90% là do bị khủng bố gài bom. Như vậy, cũng có thể nói vụ rơi máy bay A-321 là một cái cớ hết sức thuyết phục nếu Nga “mạnh tay” hơn ở Syria và các khu vực có liên quan đến lợi ích của Nga. 
Trong một cái nhìn tổng thể, các diễn biến mới như Iran tham chiến, Mỹ điều máy bay F-15C,…cho thấy cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa thể tìm thấy “điểm nguội” và tôi cho rằng, tình hình này sẽ còn kéo dài ít nhất là đến hết năm 2015.
Trước hết, cần phải tháo gỡ vấn đề của các tổ chức khủng bố đang đan cài vào mâu thuẫn chính trị giữa Nga, Mỹ, liên minh chính quyền al-Assad với Iran. Rất có thể trong thời gian tới, các bên sẽ tập trung đẩy lùi, kìm hãm sự bành trướng của IS. Lúc đó, mới có không gian và cơ hội tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột kéo dài gần 5 năm ở Syria.
Phóng viên: Cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trò chuyện!
Thục Anh 

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.