Dấu mốc lịch sử trong hội nhập và gắn kết ASEAN

(Baonghean) - Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 27 tại Kuala Lumpur, Malaysia đã trở thành một trong những hội nghị đáng nhớ nhất trong lịch sử phát triển khối ASEAN khi hôm qua (22/11), các nhà lãnh đạo đã ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về “Thành lập cộng đồng ASEAN”. Như vậy, Cộng đồng ASEAN sẽ chính thức ra đời vào ngày 31/12/2015 sắp tới, ghi dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập và gắn kết ASEAN.
Hiện thực hóa giấc mơ sau gần nửa thế kỷ
Hình thành một cộng đồng chung hòa bình, ổn định và thịnh vượng là mục tiêu mà ASEAN không ngừng nỗ lực và phấn đấu để đạt tới trong suốt gần nửa thế kỷ qua. Như vậy, từ một Hiệp hội hợp tác lỏng lẻo, một thực thể chưa có tiếng nói trọng lượng ở Đông Nam Á, ASEAN đã vươn lên mạnh mẽ trở thành một Cộng đồng đoàn kết, liên kết sâu rộng, đóng vai trò quan trọng khu vực và trên trường quốc tế. 
12
Các nhà lãnh đạo ASEAN chụp tại Hội nghị cấp cao 27 diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: TheStar
Trước thời điểm lịch sử ghi dấu sự chuyển đổi căn bản của ASEAN, 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng nhắc lại tinh thần khi các nhà Sáng lập ASEAN tụ họp tại Bangkok năm 1967 - khi đó ASEAN mới chỉ có 5 thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
30 năm sau, lúc đã có 10 thành viên, lãnh đạo các nước ASEAN đã thông qua văn kiện quan trọng “Tầm nhìn ASEAN 2020” với mục tiêu tổng quát là đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắn bó trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.
Tháng 10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II với mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 dựa trên ba trụ cột: Cộng đồng An ninh (sau đổi thành Cộng đồng Chính trị - An ninh), Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Tháng 1/2007, để thích ứng với xu hướng phát triển của thế giới, ASEAN quyết định thúc đẩy mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. 
Với việc các nhà lãnh đặt bút ký vào Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng ASEAN từ ngày 31/12/2015, 10 nước ASEAN đã đưa giấc mơ về một ASEAN thống nhất, hòa bình, ổn định và thịnh vượng thành hiện thực. Các lãnh đạo tin tưởng rằng sự hình thành của Cộng đồng ASEAN đã tạo ra một dấu mốc trong tiến trình hội nhập và gắn kết của ASEAN, với các nền kinh tế năng động, cạnh tranh và liên kết sâu rộng. 
Vững vàng trên 3 trụ cột
Hơn 625 triệu người dân có một khu vực hòa bình, ổn định để phát triển thịnh vượng - đó là mục tiêu lớn nhất của việc hình thành Cộng đồng ASEAN. Để làm được điều đó, các nước ASEAN phải thể hiện lợi ích, nhận thức, tầm nhìn chung cũng như ý chí, quyết tâm về nhu cầu tăng cường liên kết ở mức cao hơn để kịp thời ứng phó và thích ứng trước các cơ hội, thách thức đặt ra cho khu vực về cả an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Đó cũng chính là 3 trụ cột mà ASEAN phải luôn củng cố vững chắc trong suốt chặng đường phát triển và hội nhập. 
234
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự phiên toàn thể của hội nghị cấp cao ASEAN 27. Ảnh: Đức Tám - TTXVN.
Về chính trị - an ninh, ASEAN nỗ lực tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài. Tuy nhiên, ASEAN khẳng định không hướng tới hình thành liên minh quân sự ở khu vực, hoặc một khối phòng thủ chung; các nước thành viên có quyền tự do theo đuổi chính sách đối ngoại riêng cũng như bố trí phòng thủ riêng của mình.
Về kinh tế, Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành một thị trường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất, một khu vực có sức cạnh tranh cao, phát triển đồng đều, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Hàng loạt các giải pháp đang được ASEAN tích cực triển khai như dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan; thuận lợi hóa thương mại, hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu, hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ, tạo thuận lợi cho dịch vụ, đầu tư… GDP của ASEAN dự kiến sẽ đạt 4.7 nghìn tỉ USD vào năm 2020 và có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030. Nếu trở thành hiện thực, đây sẽ là minh chứng rõ nét nhất cho sức mạnh của cộng đồng kinh tế ASEAN. 
456

Phiên toàn thể của Hội nghị cấp cao ASEAN 27. Ảnh: Đức Tám -TTXVN

Về văn hóa - xã hội, 10 nước thành viên ASEAN sẽ cùng gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng phát triển đồng đều, hòa hợp, thế nhưng không mất đi bản sắc riêng vốn có. Cộng đồng ASEAN sẽ lấy con người làm trung tâm; có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung; xây dựng một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hòa thuận và rộng mở, nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao.
Thành công hôm nay, nền tảng ngày mai
Ông Lê Lương Minh, Tổng thư ký ASEAN đã từng nói rằng, những nỗ lực thúc đẩy sự hội nhập và xây dựng ý thức cộng đồng giữa các chính phủ cùng 625 triệu người dân khó thực hiện được cùng lúc. Bởi vậy, là thành quả sau gần nửa thế kỷ hợp tác và phát triển, việc thành lập Cộng đồng ASEAN cũng là bước khởi đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ASEAN. Để hoạch định chặng đường phát triển cho 10 năm ngay sau khi thành lập cộng đồng chung, tại Hội nghị tại Kuala Lumpur, các nhà lãnh đạo đã thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các kế hoạch triển khai trên từng trụ cột. Theo đó, trong giai đoạn 2016 - 2025, ASEAN sẽ tiếp tục các nỗ lực nhằm đảm bảo Đông Nam Á là khu vực hòa bình, ổn định và thịnh vượng; kết nối tốt hơn giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực với thế giới, củng cố ASEAN là một cộng đồng chia sẻ, đoàn kết trong sự đa dạng. Cộng đồng ASEAN sẽ được củng cố và tăng cường để trở thành một cộng đồng dựa trên luật lệ, đoàn kết trên cơ sở những nguyên tắc, giá trị chung; một cộng đồng thực sự hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm. 
Với người dân là trung tâm trong chính sách hội nhập và gắn kết ASEAN, một trong những ưu tiên của tầm nhìn ASEAN 10 năm tới là nâng cao nhận thức của công chúng đối với ASEAN. Ngoài ra, trong 10 năm tới, ASEAN cũng chú trọng gắn kết toàn bộ người dân các nước thành viên thông qua các kế hoạch cải cách và hiệu quả, được cụ thể hóa trong Kế hoạch tổng thể kết nối ASEAN (MPAC).
Thúy Ngọc

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.