Mớ hàng rong tuổi thơ

(Baonghean) - Tôi có một tuổi thơ gắn bó với nhiều rạp chiếu phim, trung tâm giải trí ở thành phố Vinh. Chẳng phải là tôi quá đam mê với các thể loại nghệ thuật hay giải trí, bởi lúc bấy giờ gia đình tôi cũng không có điều kiện để thỏa mãn cái thú vui xa xỉ ấy. Tôi đến rạp chiếu bóng và những nơi diễn ra hoạt động sân khấu, biểu diễn để bán hàng rong!

Rất buồn cười, khi tôi lên tám tuổi, nghĩa là đang học lớp 3 đã có mong ước là mình có một thùng xốp. Tôi sẽ quây trong cái thùng xốp thật to nhưng nhẹ bẫng ấy một miếng vải hoa, phía trong miếng vải hoa lại đặt một tấm màn trắng tinh - thứ vải bông mà mẹ vẫn thường dùng để khâu màn chống muỗi. Miếng vải hoa, tấm màn trắng sẽ bọc lấy những que kem.

Tôi sẽ đi bán những que kem sữa dừa, kem đậu xanh và rao bằng chiếc còi kêu bọp bọp mà người lớn vẫn thường dùng. Dù chỉ là tưởng tượng nhưng đôi khi tôi lại lo toáng lên rằng, không khéo mình thèm kem quá mà ăn “cụt mất vốn”. 

Tại sao tôi lại có cái mong ước buồn cười ấy. Là vì, hồi còn đi bán hạt dưa, thuốc lá ở rạp chiếu bóng, tôi thấy những người bán kem hàng rất đắt. Trẻ con ai lại có thể ngừng thèm thuồng một que kem bốc khói mát lạnh cơ chứ, nhất là trong buổi tối mùa hè đến rạp. Tuy vậy tôi dấu nhẹm đi cái khát khao có được một cái thùng xốp để đi bán kem rong. Vì tôi biết, nói ra cha mẹ tôi không bao giờ đồng ý. Ngay với việc chị em tôi đi bán hàng rong vào mỗi buổi tối đã nằm ngoài suy nghĩ của họ.

Khu vực này ngày trước là rạp chiếu phim phục vụ khán giả thành phố.
Khu vực này ngày trước là rạp chiếu phim phục vụ khán giả thành phố. P.V

Những ngày mới đổi tiền, cuộc sống của đại bộ phận cán bộ, công nhân thành phố khá cơ cực. Cha mẹ tôi đều là cán bộ nhà nước song lương vun vào cũng vô cùng chật vật để nuôi 6 miệng ăn của gia đình. Để cải thiện thu nhập, mẹ nuôi lợn, gà vịt. Một lứa lợn thường chỉ nuôi 2 con, vì không gian của căn nhà tập thể không đủ để nuôi nhiều hơn, và điều quan trọng là nuôi nhiều sẽ lấy gì cho chúng ăn. Gà cũng chỉ quanh quẩn chục con, còn vịt thì vài chục thả trong 2 cái ao do bom đào từ thời chiến tranh. Không hiểu cuộc sống trong những khu tập thể còn lại hiện nay thế nào, nhưng ngày ấy rất nhiều nhà chăn nuôi giống gia đình tôi. 

Nhờ nuôi lợn gà, cuối năm, Tết đến lũ trẻ có tấm áo mới, khi nhà có khách chỉ cần ra chuồng gà gom vài quả trứng cũng đỡ tủi cực. Ấy thế, chẳng hiểu sao năm ấy gia đình tôi vô cùng khốn khó. Lợn nuôi con nào chết con nấy. Mẹ tôi gò xe đạp lên tận chợ Tro, chợ Sáo rồi ra mãi tận Diễn Châu mua lợn giống vậy mà đều hỏng. Ác cái là nuôi khoảng 3-4 yến là đổ bệnh rồi chết. “Bệnh lép - tô” - mẹ tôi bảo thế.

Tôi không biết  bệnh “lép - tô” ấy thuộc loại nào nhưng cái khốn khó có thêm nhiều lý do để vào nhà tôi. Thương mẹ, chị gái lớn một buổi đi học, một buổi đi bán rau. Ban đầu là những bó rau cải bẹ, cải củ cắt từ vườn nhà, sau đó chị tôi ra chợ Vinh mua rau về bán ở các chợ nhỏ, chợ cóc. Mẹ chẳng cản được chị, thôi thì gái lớn thể nào cũng cần thêm tấm vải, dôi dép trau chuốt, mẹ ngoảnh mặt gạt nước mắt để chị buôn rau. Chúng tôi nhỏ hơn, chẳng biết làm gì để giúp gia đình đặng qua cơn khó khăn.

Trong khu phố có mấy anh chị hơn tôi vài tuổi cũng đã biết kiếm tiền giúp người lớn. Vào buổi đêm, nhất là đêm thứ Bảy, Chủ nhật tại các rạp chiếu phim như: 12-9, Cửa Đông, Nhà hát thành phố (Siêu thị Intimex sau này) Trung tâm văn hóa thể thao thành phố… có chiếu phim hoặc diễn cải lương là bọn họ lại kéo nhau đến. Họ bán hàng rong. Mỗi người đều mang trước ngực một chiếc hộp gỗ có tấm kính kéo ra kéo vào. Trong đó có hạt dưa, hướng dương, thuốc lá, lạc rang, kẹo lạc… “Noi gương” chị lớn 3 chị em chúng tôi xin đám trẻ đi theo “học nghề”.

Cái khó nhất là làm thế nào để “đả thông” tư tưởng cho mẹ. Mẹ tôi xưa nay vốn rất dịu dàng, hiền lành nhưng cũng rất sâu sắc và nghiêm nghị. Chúng tôi bàn với chị cả, mãi rồi mới thẽ thọt xin mẹ. Mẹ đã không nói gì. Người lặng lẽ đến bên tôi và dụi gương mặt hiền từ lên mái tóc xoăn tít của đứa con trai út. Tự nhiên rưng rưng mẹ hỏi tôi: “Con có muốn ăn kem không?” Tôi đã trả lời một cách rất thơ dại: “Một cây kem bằng nửa cân gạo mà mẹ”. Khi ngồi viết lại những dòng này tôi đã rất nhớ mẹ.

Thế rồi, chúng tôi trở thành những đứa trẻ bán hàng rong. Mùa hè, chúng tôi không phải đến trường, mỗi ngày các chị tôi lại đi lấy kẹo, hạt dưa, hướng dương, thuốc lá cuộn… về để tối đi bán. Mọi thứ đều ổn, song với hạt dưa, hạt hướng dương và lạc rang có phức tạp hơn. Là vì sau khi rang chín, chúng tôi phải đóng chúng vào những chiếc túi ni lông nhỏ. Riêng lạc phải rang với húng lìu, cho vào túi ni lông nhỏ bằng ngón chân trẻ con, dài khoảng 15cm.

Có đứa trong khu phố còn bày chị em tôi pha đường hóa học tẩm vào lạc nhưng mẹ đã không cho chúng tôi làm thế. Những túi ni lông được hơ trên đèn dầu để dán kín chúng lại. Các túi hạt dưa, hướng dương lại được gắn với nhau tạo thành một chuỗi giống như các túi dầu gội đầu hiện nay. Cùng với các chị đi bán rong nhưng mỗi đêm tôi chỉ được giao khoác chéo các túi hạt dưa qua vai, tay cầm mấy bao thuốc lá.

Chúng tôi có mặt ở rạp chiếu phim, nơi có ca kịch, cải lương, gặp đôi trai gái nào cũng chào mời. Ban đầu ngại lắm, sau rồi quen. Thường thì 2 thứ bán được nhiều hơn cả là thuốc lá và hạt dưa. Tôi đã nghĩ, không gì thú vị hơn với các đôi uyên ương khi họ ngồi trong rạp xem phim và cắn lách tách, lách tách. Trong một mùa hè, mấy chị em tôi đi đến nhiều địa điểm nhưng nhiều nhất vẫn là rạp chiếu phim thành phố mà sau này là Trung tâm Văn hóa thể thao ở đường Lê Mao. Vì nơi này gần nhà chúng tôi hơn cả.

Theo trí nhớ của tôi, rạp chiếu phim đồng thời là sân bóng chuyền. Buổi chiều người ta đánh bóng còn buổi tối bán vé xem phim. Vì  bán rong nên hầu như chúng tôi biết tất cả các phim ra rạp. Những: Ngày ấy bên bờ sông Lam, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Bao giờ cho đến tháng mười, Em bé Hà Nội, Chị Sứ, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn… tất cả đều nắm rõ ngày bán vé, lịch, giờ chiếu.

Cô bé bán hàng rong. Ảnh: Lê Thắng
Cô bé bán hàng rong. Ảnh: Lê Thắng

Chị em tôi cũng được xem tất cả các phim ấy, tuy nhiên chủ yếu xem… nửa cuối. Bởi vì khi khách đã vào hết trong rạp, phim cũng chiếu được 2/3 chúng tôi mới được người trực cổng cho vào. Những lúc ấy, chẳng ghế đòn gì cả, chúng tôi cứ ngồi bẹt ngay giữa sân bóng mà ngóc đầu lên kinh hãi, căm tức với thằng Săm (phim Chị Sứ) hay thỏa thích khi thấy chiếc trực thăng Mỹ lao đầu xuống giữa đồng nước nổi (phim Cánh đồng hoang)… Cũng có hôm tôi qua mặt được bác soát vé chui trộm vào trong ngay từ đầu buổi chiếu. Và ở trong đó tôi bán hết sạch hạt dưa và thuốc lá, lại tiếc sao mình không mang nhiều hơn. 

Lại có bữa tôi bị bác soát vé khó tính xách tai lôi ra ngoài. Quả là cái “việc buôn bán” này không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đã nhiều lần chị em tôi bị lũ thanh niên lưu manh cướp kẹo bánh, thuốc lá. Rồi có không ít những va chạm do tranh bán của nhóm trẻ khác. Tất cả những phức tạp, ấm ức đó chúng tôi thống nhất không được nói với cha mẹ, nhất là mẹ. 

Trong những ngày đi bán rong, tôi đặc biệt ấn tượng với một anh mà bọn trẻ gọi là Cường “bẩn”. Tôi được các “đồng nghiệp” giải thích là anh này là dân phe vé chính hiệu. Mỗi khi rạp bắt đầu bán vé cho phim mới, thể nào anh Cường cũng là người có mặt sớm nhất. Và để mua được nhiều vé, anh này thường khiến cho mình trở nên bẩn thỉu hôi hám, bằng cách mang theo túi phân lợn chen giữa đám đông. Người ta phát khiếp dạt ra còn Cường “bẩn” ung dung với mớ vé dãy ghế đẹp nhất.

Có hôm Cường “bẩn” đưa cho tôi hẳn 2 tấm vé xem phim và bảo rằng: “Anh tặng chị cả nhé”. Đương nhiên tôi nhất quyết từ chối vì chị em tôi được dạy, không nhận bất cứ thứ gì của ai khi chưa được cha mẹ cho phép, hơn nữa anh Cường cũng vì nghèo khó mới phải đi phe vé, phải chịu bẩn, chịu xấu hổ để kiếm tiền. Điều này khiến anh hơi thất vọng nhưng rồi vẫn tốt với chị em tôi, nhất là mỗi khi có anh không đứa nào dám bắt nạt chúng tôi.

Những mùa hè chật vật cũng đã qua đi. Các rạp chiếu phim, nhà hát cũ cũng không còn cái không khí náo nức rộn rã như ngày nào. Lần đầu tiên tôi chở mẹ đi xem phim là năm tôi 25 tuổi. Chỉ có mẹ và tôi, vì các chị đều đã đi lấy chồng. Đó là năm 2002, chúng tôi đến rạp 12-9. Hôm đó khởi chiếu bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”. Tôi ngồi bên mẹ trong rạp, quay sang thấy mẹ thiếp đi trên ghế. Mẹ luôn thích xem phim nhưng bà đã ốm hơn 1 năm. Tôi ngồi đó thương mẹ vô cùng và cũng thấy mình tội lỗi vô cùng. Đó cũng là lần cuối cùng tôi được xem phim cùng mẹ.

Vân Nhi

tin mới

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.