Hai nữ văn nhân tuổi Dậu và chữ Duyên với văn chương

(Baonghean) - Phạm Mai Chiên (Trưởng phòng Khoa học và đối ngoại Trường Cao đẳng VHNT Nghệ An, đồng thời là Trưởng ban Thơ, Hội VHNT Nghệ An, hội viên Hội VHDT thiểu số Việt Nam) và Nguyễn Hồng (Thanh tra Sở KH&CN Nghệ An, hội viên Ban Văn Hội VHNT Nghệ An) là 2 cây viết trẻ, cùng sinh năm 1981 (tuổi Tân Dậu). Nhân dịp năm con gà Đinh Dậu, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện thú vị với 2 cô gái cá tính cả trong cuộc sống và cả trong văn chương về những suy nghĩ, kỷ niệm với nghề văn (nghề tay trái) của họ.

Mai Chiên và Nguyễn Hồng.
Mai Chiên và Nguyễn Hồng.

- Chào 2 bạn Nguyễn Hồng và Mai Chiên. Năm con gà, xin được trò chuyện cùng 2 tác giả nữ tuổi gà với hy vọng một năm nhiều niềm vui, thắng lợi đến với 2 cây bút! Các bạn đã đến với văn chương như thế nào vậy?

Nguyễn Hồng (NH): Trước hết, NH vẫn xin được khẳng định mình là kẻ nghiệp dư trong văn chương. NH nhớ, những ngày ấu thơ, NH thường được nghe cha đọc thơ cho nghe, kể chuyện trước khi ngủ. Cha đọc nhiều thơ Nguyễn Bính, thơ Xuân Diệu, Xuân Quỳnh... có khi cha đọc Truyện Kiều, đọc thơ Nguyễn Công Trứ… Đọc đến đâu cha giải thích đến đó và đặc biệt là bao giờ cha cũng hỏi NH con có thích không?

Hồi nhỏ NH chưa biết gì về văn chương nhưng rất thích được nghe cha đọc thơ, kể chuyện. Những chuyện cha kể ngày xưa đến bây giờ NH vẫn còn nhớ. Chuyện cha kể chẳng lần nào giống lần nào. Là những chuyện có sẵn, cha thêm thắt chi tiết, nhân vật vào sao cho dễ hiểu, cho gần giống với những gì đang xảy ra xung quanh NH. Với tâm hồn trẻ thơ, NH đã cho rằng đó là một thế giới có thật. Cho đến bây giờ, những câu chuyện cha kể, những câu thơ cha đọc vẫn còn văng vẳng trong tiềm thức.

NH bắt đầu làm thơ từ năm lớp 6, sau khi làm bài văn miêu tả về chú gà trống. Bài thơ đầu tiên là thơ 4 chữ, cha đọc và khen hay. Nhưng thực ra nó chả giống bài thơ tý tẹo nào cả. Mãi sau này NH mới hiểu được cha khen là để động viên. Từ lời khen khích lệ của cha, NH đã cắm cúi viết những thứ tự cho là thơ. Nếu có duyên văn chương, có lẽ nó bắt đầu từ những ngô nghê đó.

Mai Chiên: Mình bắt đầu viết và xuất bản tập thơ đầu tay "Hát với bầu trời" vào năm 2006 tròn 26 tuổi, khi vừa tốt nghiệp thạc sỹ văn học và làm cô giáo dạy Ngữ văn. Đây là thời điểm hội tụ các điều kiện căn bản để sáng tác: cảm xúc chín muồi, lớn lên về tư tưởng và cách khái quát hiện thực, đặc biệt là chọn được các yếu tố hình thức mang tính nội dung độc đáo, mới lạ, riêng biệt để nhằm hướng tới cách tân thơ ca. Với tôi, đến với văn chương là một quá trình chuẩn bị bài bản để thăng hoa trong sáng tạo.

- Một vài kỷ niệm đáng nhớ với văn chương?

Mai chiên 

Phạm Mai Chiên

Bút danh: Thục Chi

- Năm sinh:1981 

- Nơi sinh: Tương Dương, Nghệ An

- Dân tộc : Thái

- Số đầu sách đã xuất bản:

Ngọn lửa Vạn An (Kịch, viết chung, NXB nghệ An, 2007)

Giá đời phải trả (Kịch, in chung, NXB Nghệ An, 2008)

Người tuổi voi (Hài kịch, phát sóng trên VTV3, 2009)

Thơ Nghệ An (In chung, NXB Nghệ An, 2007)

Thơ tình (In chung, NXB Hội nhà văn, 2007)

Hát với bầu trời (Thơ, NXB Nghệ An, 2008)

Chải tóc bên dòng Nậm Pao (Thơ, NXB Nghệ An, 2014)

Thơ nữ nghệ An (In chung, NXB Nghệ An, 2013)

Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (In chung, NXB Văn hóa dân tộc, 2015)

Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam chi hội Nghệ An (In chung, NXB Nghệ An, 2016)

Giải thưởng VHNT đạt được 

- Giải 3, Kịch Nghệ An, 2007.

- Giải Tác giả trẻ, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, 2008. Tập thơ "Hát với bầu trời".

- Giải A, Cuộc vận động sáng tác quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật báo chí chủ đề "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 2009.

- Giải thưởng Hồ Xuân Hương lần thứ 4 (2005 - 2010), lần thứ 5 (2010 -2015).

- Tặng thưởng Tạp chí Sông Lam, 2011.


Nguyễn Hồng: Kỷ niệm với văn chương thì nhiều. Chuyện vui cũng có, chuyện buồn cũng có. Nhưng đầu Xuân năm mới, NH chỉ kể chuyện vui, nói chuyện vui.

NH tên thật là Nguyễn Thị Hồng. Hồi đi học đã bao phen xấu hổ với bạn bè vì thầy, cô giáo điểm danh cứ gọi Thị Hồng. Bạn bè đùa dai thì gọi chệch luôn sang Thị Nở. Đã bao lần giận dỗi cha mẹ sao bè bạn con có tên lót mà con không có tên lót. 

Hồi mới bắt đầu viết các tản văn cho báo, NH vẫn lấy tên thật. Sau này, có truyện đăng ở Tạp chí Sông Lam, Tạp chí VNQĐ, Báo Văn nghệ... NH lấy bút danh như bây giờ. Chuyện vui là biên tập viên các báo khi gửi báo biếu chuyển về toàn đề kính gửi ông Nguyễn Hồng. Sự nhầm lẫn này còn lây lan đến bây giờ khi một vài báo NH chỉ gửi tác phẩm mà không kèm trích ngang lý lịch.

Mai Chiên: Thực ra mình có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với văn chương, nhưng đáng nhớ nhất là sự kiện tập thơ đầu tay xuất bản thì nhận ngay giải thưởng Tác giả trẻ của Ủy ban Toàn quốc các hội VHNT Việt Nam. Điều này thực sự là một niềm vui lớn dành cho tác giả trẻ "mới toanh" vừa xuất hiện trong làng văn.

Tập thơ Hát với bầu trời của tác giả Phạm Mai Chiên.
Tập thơ Hát với bầu trời của tác giả Phạm Mai Chiên.

- Là 2 tác giả trẻ của Nghệ An, các bạn thấy môi trường sáng tạo ở tỉnh nhà thế nào? Các bạn mong muốn gì đối với người viết, đặc biệt là với những người viết trẻ? 

Nguyễn Hồng: Văn chương là một hiện tượng mang tính cá thể, không ngừng vận động, không ngừng đổi mới. Nếu buộc phải trả lời về môi trường văn chương xứ Nghệ thì NH tạm cụ thể hóa trong một vòng tròn vừa đồng tâm với vòng tròn lớn của văn chương cả nước, vừa móc ngoéo giao diện với với các vòng tròn nhỏ khác của văn chương các tỉnh bạn. Tính riêng làm nên tác giả nhưng cái chung cái phổ quát làm nên tác phẩm. Không nhất thiết cứ người Nghệ thì phải viết loanh quanh ở xứ Nghệ với ngôn ngữ Nghệ, tính cách Nghệ.

NH là đứa chậm chạp, đôi lúc còn lười nhác. Chưa đặt nặng nhẹ việc sẽ trở thành một tên tuổi này nọ trong văn chương. Sự viết đến nhẹ nhàng như một sự giải phóng cảm xúc. Viết vì không thể không viết. Buồn thì viết sẽ bớt buồn. Vui thì viết để chia sẻ niềm vui. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Sáng tác với NH là một cuộc chơi vô cùng nghiêm túc. NH nói cuộc chơi vì như NH đã trao đổi, NH không áp lực viết để trở thành gì, sẽ được cái gì, cũng không ai bắt NH viết, không ai thúc ép NH viết, không thủ trưởng nào ra chỉ tiêu hay đặt hàng cho NH cả. NH viết vì NH muốn viết. Nhưng đã đặt bút viết thì NH đòi hỏi cực cao về sự nghiêm túc. Sản phẩm khi ra đời, dẫu ban đầu chỉ là viết để đăng facebook phục vụ một số đối tượng bạn đọc là bạn bè mình, NH cũng đã rất khắt khe. Sản phẩm của sáng tạo hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó tài năng là yếu tố tiên quyết nhưng khi đã ra đời, đó phải là một tác phẩm hoàn chỉnh. 

Là một người viết trẻ, NH thấy mình may mắn vì vẫn thường xuyên được giao lưu học hỏi những bậc đàn anh, đàn chị trong làng văn xứ Nghệ như nhà thơ Thạch Quỳ, nhà thơ Vân Anh, nhà văn Đàm Quỳnh Ngọc... Đặc biệt là sự tương tác đôi lúc giống như bị chi phối bởi cảm xúc trẻ trung, những tư duy phá cách, táo bạo của những bạn viết cùng tuổi như Mai Chiên, Bùi Ngọc...

Mai Chiên: Có lẽ Nguyễn Hồng cũng đã trả lời phần nào suy nghĩ của mình rồi.

- Như thế 2 bạn cũng có nhiều điểm khá giống nhau? Vậy cho hỏi, trong cuộc sống và văn chương (sáng tác), các bạn thấy còn điểm chung gì nữa giữa 2 người - 2 cô nàng tuổi gà?

Nguyễn Hồng: NH nặng nợ và đau đáu với chữ Duyên nhà Phật. Con người ta đến với nhau là tình cờ, nhưng ở lại được với nhau có lẽ phải có duyên. Bạn bè mình có cũng nhiều nhưng để hiểu, chia sẻ được với nhau thì rất ít. Cũng giống như mối quan hệ giữa NH và Mai Chiên. NH biết Mai Chiên từ những ngày mới từ Hà Nội về Nghệ An, bén duyên với Hội VHNT Nghệ An, biết bao nhiêu là bạn bè rồi, các cô, các bác các chú rồi nhưng 2 đứa ít có cơ hội để gần gũi, để chia sẻ với nhau. Mãi sau này, có lẽ do mối lương duyên là những con gà, nên 2 đứa kiếm cớ nói chuyện. Nói chuyện rồi thì dễ hiểu nhau hơn. Hiểu rồi thì sẽ lựa chọn đi hay ở lại. 

Tập thơ Ví dụ anh của tác giả Nguyễn Hồng
Tập thơ Ví dụ anh của tác giả Nguyễn Hồng

Điểm chung trong sáng tác giữa NH và Mai Chiên thì khó tìm lắm, Mai Chiên thử tìm coi. Riêng NH thì thấy hai đứa có chung tình yêu với văn học. Yêu và nặng nợ với nó. 1, 2 giờ sáng còn í ới nhau để sửa 1 từ, chia sẻ một tứ hay chỉ để khoe khoang 1 tác phẩm mới của mình. Hai nữa là cả NH và Mai Chiên đều còn trẻ nên điểm gặp nhau là ở sức trẻ và niềm khát khao cái mới.

Điểm chung ngoài văn chương thì nhiều lắm, chung thói bù khú quán trà, cà phê, chung shoping váy áo, chung cả đôi ba câu chuyện vui vui buồn buồn.

Nguyễn Hồng 

Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng

Sinh ngày: 1/3/1981

Quê quán: Thị xã Cửa Lò, tỉnh nghệ An

Thường trú: Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Bút danh: Nguyễn Hồng, Khánh Minh. Đang công tác tại: Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh Nghệ An.

Đã có tác phẩm in ở các báo, tạp chí Trung ương và địa phương: Báo Văn nghệ, Báo Lao động cuối tuần, Báo Hà Nội,... Tạp chí Văn nghệ quân đội, Tạp chí Sông Lam, Tạp chí Phan xi păng...

Tác phẩm văn học: 

- Văn Nghệ An (In chung, NXB Nghệ An, 2012).

- Văn nữ Nghệ An (In chung, NXB Nghệ An, 2013).

- Vết nhớ (Tập truyện ngắn, NXB Hà Nội, 2014).

- Ví dụ anh (Thơ, NXB Hội Nhà văn, 2016).


Mai Chiên: Cảm giác hai con gà này khá đồng dạng về diễn tiến cuộc đời và tính cách. Trong cuộc sống điểm chung lớn nhất là muốn được ngồi bên nhau, có khi chỉ để... khóc! Cùng mê những rừng hoa nhí, tin rằng tình yêu không tuổi; mê đầm váy; thích chia quà với bạn và viết cho nhau; cả 2 đều tiềm ẩn trong người một "nhóc con" vừa ngốc nghếch vừa bướng bỉnh. Trong văn chương cũng vậy, đều viết cùng lúc nhiều thể loại; sớm được bạn đọc chú ý và có thành tựu, nhất là đều hướng tới cách tân đổi mới văn học.

- Một câu hỏi cuối, trong năm con gà sắp tới, các bạn đã có dự định gì trong sáng tác?

Nguyễn Hồng: Dự định trong năm tới của NH là NH sẽ in tập. Chưa biết sẽ là tập văn xuôi hay tập thơ nhưng sẽ đặt mục tiêu in một tập để đánh dấu mốc của năm con gà. Đặc biệt là 2 đứa cũng có ý định in chung một tập để kỷ niệm. Kiểu những con gà nói cho nhau và nói về nhau.

Mai Chiên: Còn mình dự kiến sẽ hoàn thành bản thảo 2 tập trường ca và kịch, cùng 1 tập thơ: Phía những mùa hoa nở.

T.V (Thực hiện)

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.