Rời chốn rừng già, đồng bào Đan Lai đã biết sử dụng máy cày

(Baonghean.vn) - Rời chốn rừng già, bà con Đan Lai ở xã Thạch Ngàn (Con Cuông - Nghệ An) dần thích nghi với cuộc sống mới... Nhiều hộ đã sử dụng máy cày làm trang trại ở vùng tái định cư.

Còn nhớ, hơn 10 năm trước, đêm cuối cùng ở khe Khặng (thuộc xã Môn Sơn), hầu như không ai ngủ, hết đi vào lại đi ra, thao thức cùng với gió ngàn, sương núi. Để rồi, sáng hôm sau từ biệt núi rừng, làng bản, khe suối thân thương bao đời gắn bó để ra tái định cư ở xã Thạch Ngàn theo Đề án bảo tồn và phát triển tộc người Đan Lai.

Hành lý mang theo chẳng có gì nhiều, bởi xưa nay người Đan Lai sống cuộc sống tạm bợ, cái ăn và cái ở hoàn toàn phụ thuộc vào núi rừng, sông suối. Khi những chiếc thuyền nổ máy xuôi dòng sông Giăng, ai nấy đều ngoái nhìn đầy luyến tiếc...

Một góc khu tái định cư bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn (Con Cuông). Ảnh: Công Kiên
Một góc khu tái định cư bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn (Con Cuông). Ảnh: Công Khang

Trên đường ra quê mới, ai cũng lo âu, bởi suốt đời sinh sống trong vùng lõi của VQG Pù Mát, nơi có những cánh rừng già nguyên sinh, đói chạy vào rừng, ra con suối đã có sẵn cái ăn, đốn cây rừng dựng nhà ở, cuộc sống gần như đang ở hình thức săn bắt, hái lượm. Nay chuyển đến vùng đất mới, điều kiện sống hoàn toàn khác, phải lao động thực sự may chăng mới có đủ cái ăn, chưa kể phải sản xuất theo quy trình kỹ thuật.

Gặp lại người quen, Trưởng bản La Quang Vinh trò chuyện chân thành: “Thay đổi lớn phải nói thật tình là chưa có, vì 10 năm chưa phải là một chặng đường dài, cuộc sống vẫn còn bề bộn và gian nan, hiện tại hộ nghèo của bản vẫn là 53/54, hộ còn lại thuộc diện cận nghèo. Nhưng bây giờ cái đầu của bà con đã nghĩ khác, mọi người đã bắt đầu quen với việc chăm bón ruộng vườn, trồng cây nguyên liệu và làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm”.

Ông Vinh dẫn khách đi một vòng quanh bản, qua những đồi keo bạt ngàn 2 – 3 năm tuổi, ngày xưa nơi đây là đồi hoang, chốn ngự trị của lau lách và các loài cây dại. Cả bản hiện có khoảng 50 ha keo và sẽ cho thu hoạch trong vài ba năm tới. Gần 40 ha đất rừng còn lại bà con đang tiếp tục sẻ phát để tiếp tục phát triển diện tích cây keo, dự kiến sẽ phủ kín vào đầu năm 2018.

5.	Những ngọn đồi hoang ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) đang dần được phủ xanh bởi cây keo nguyên liệu
Những ngọn đồi hoang ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) đang dần được phủ xanh bởi cây keo nguyên liệu.  Ảnh: Công Khang

 Đó là chưa kể 4 ha ruộng nước mỗi năm làm 2 mùa, đáp ứng một phần nhu cầu lương thực, quan trọng hơn là bà con đã quen với kỹ thuật thâm canh. Như vậy, từ chỗ lên rừng đốn gỗ làm nhà và bán để kiếm sống, phát rẫy rồi chọc lỗ tra hạt giống nay bà con Đan Lai ở Thạch Sơn đã có ý thức trồng rừng, thâm canh lúa nước thực sự là một bước tiến trong nhận thức.

Cùng với trồng trọt, việc chăn nuôi của bà con Đan Lai ở Thạch Sơn cũng đã có những bước tiến đáng kể. Chúng tôi ghé thăm nhà vợ chồng chị Lê Thị Huệ, một trong những hộ đi đầu trong phát triển chăn nuôi. Gia đình chị đang nuôi lứa lợn thứ 2 với 4 con lợn thịt, nguồn thức ăn chính là cám ngô và các loại cây, rau. Chị Huệ bắt đầu chăn nuôi lợn từ vài năm trước, khi thấy người quen ở bản bên cạnh có thu nhập cao, vợ chồng chị kiếm vốn xây chuồng trại, mua con giống và nguồn thức ăn ban đầu.

Chị Lê Thị Huệ chăm sóc đàn lợn của gia đình.
Chị Lê Thị Huệ chăm sóc lứa lợn thứ 2 của gia đình. Ảnh: Công Khang

Lứa đầu nuôi 6 con, qua mấy tháng bán dần cho thương lái, lãi được gần 10 triệu đồng, vợ chồng vô cùng phấn khởi. Thấy vậy, nhiều hộ khác trong bản học theo, giờ đây phong trào chăn nuôi lợn đã bắt đầu hình thành. 

Gia đình anh La Văn Sơn lại tập trung nuôi bò, vì anh thấy ở đây diện tích  đất đồi còn lớn, có thể dành một ít để trồng cỏ sữa. Anh huy động số tiền dành dụm được và vay mượn thêm mua hai con bò nhỏ với mức giá thấp để nuôi, chờ khi được giá sẽ bán kiếm lời. Hiện tại, hai con bò của anh Sơn đang phát triển tốt, hứa hẹn sẽ mang lại nguồn thu nhập xứng đáng với công chăm sóc hàng ngày.

Bên cạnh đó, gia đình anh còn mua được máy cày cỡ nhỏ phục vụ cho việc làm ruộng, đất màu và vận chuyển nông – lâm sản, giúp con người giải phóng sức lao động. Khi còn ở khe Khặng, việc sở hữu chiếc máy cày với bà con Đan Lai chỉ là giấc mơ, thế mà giờ đây ngoài gia đình La Văn Sơn, bản Thạch Sơn đã có thêm mấy chiếc tương tự.

4.	Một số hộ gia đình ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) đã sắm được máy cày cỡ nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp
Một số hộ gia đình ở bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn (Con Cuông) đã sắm được máy cày cỡ nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp.  Ảnh: Công Khang

Ông La Quang Vinh cho biết thêm, cả bản hiện có hơn 40 hộ chăn nuôi trâu, bò với số lượng phổ biến 1 – 2 con. Hình thức chăn nuôi chủ yếu là bán chăn thả, nghĩa là vật nuôi được thả ở vùng đồi hoang, đến tới đưa về nhốt ở chuồng và cho thêm nguồn thức ăn khác. Hình thức này vừa tận dụng được nguồn thức ăn có sẵn, vừa có điều kiện chăm sóc và theo dõi quá trình phát triển của vật nuôi.

Ngẫm lại, chặng đường 10 năm chưa phải là dài để có thể làm nên sự thay đổi lớn về cuộc sống một bản tái định cư của tộc người Đan Lai. Nhưng với sự chuyển biến trong cả nhận thức và cách thức làm ăn đã khẳng định được một hướng đi thích hợp và đầy triển vọng, rất đáng ghi nhận và khuyến khích. 

Công Khang

tin mới

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.